5 loại bệnh thường gặp ở cây thiết mộc lan


Thiết mộc lan – loài cây với vẻ đẹp sang trọng và có  ý nghĩa phong thủy sâu sắc, đồng thời đây cũng là một trong những loại cây cảnh được ưa chuộng hàng đầu. Tuy nhiên, giống như nhiều loại cây khác, thiết mộc lan cũng không tránh khỏi những căn bệnh thường gặp. Bài viết này cây cảnh Anh Thư sẽ giới thiệu đến bạn 5 loại bệnh phổ biến nhất ở cây thiết mộc lan và cách phòng hiệu quả.

Giới thiệu về cây thiết mộc lan

Cây thiết mộc lan, hay nhiều người còn gọi là cây phát tài khúc hoặc cây phất dụ thơm, là một trong những loại cây cảnh được yêu thích nhất hiện nay và có nguồn gốc từ Tây Thi. Với vẻ đẹp xanh tươi, ý nghĩa phong thủy tốt đẹp và khả năng thanh lọc không khí, thiết mộc lan trở thành lựa chọn hàng đầu cho nhiều gia đình và văn phòng.

Thiết mộc lan

Thân cây thiết mộc lan là thân gỗ cứng cáp, có khả năng tái sinh chồi non tại những vị trí bị cắt, giúp cây dễ dàng phục hồi và phát triển. Lá cây là điểm nhấn ấn tượng với hình dáng dài, bề mặt bóng mượt và màu xanh đậm. Đặc biệt, những chiếc lá này còn được điểm xuyết bởi những sọc vàng tinh tế ở giữa, tạo nên một tổng thể hài hòa và cuốn hút. Không chỉ đẹp mắt, cây thiết mộc lan còn mang đến hương thơm dịu nhẹ từ những bông hoa nhỏ màu trắng, góp phần tạo nên không gian sống thư thái và xả stress.

Ngoài ra bạn nên tham khảo về dòng cây thiết mộc lan gốc  để rõ hơn về loại cây cảnh này.

Những bệnh thường gặp ở cây thiết mộc lan và cách xử lý

Héo lá, khô đầu lá

Nguyên nhân:

  • Thiếu nước: Khi cây không được tưới đủ nước, đất trồng trở nên quá khô, dẫn đến lá cây bị héo và khô đầu. Lá cây sẽ bắt đầu cuộn lại, mép lá chuyển sang màu nâu và dần dần lan rộng ra toàn bộ lá. Lá lúc này sẽ bị vàng dần và rụng hàng loạt.
  • Đất khô cằn: Nếu đất trồng không giữ được độ ẩm trong khoảng 50%, cây sẽ không đủ nước để nuôi dưỡng khiến lá dần dần mất sức sống. Đất nghèo dinh dưỡng hoặc  thoát nước quá nhanh sẽ gây khó khăn cho rễ cây trong việc hấp thụ đủ nước. Điều này dẫn đến tình trạng lá cây úa vàng, mềm nhũn và rụng sớm.
  • Vi khuẩn gây hại: Một số loại vi khuẩn hoặc nấm có thể tấn công cây, làm hư hỏng lá và gây ra hiện tượng héo và khô đầu lá. Lá bị nhiễm bệnh thường xuất hiện các đốm màu nâu hoặc đen sau đó lan rộng và làm cho lá héo rũ. Trong trường hợp nghiêm trọng, bệnh có thể lây lan đến toàn bộ cây và lây sang các cây xung quanh.

thiết mộc lan héo lá, khô đầu lá

Cách khắc phục:

  • Tưới nước đều đặn: Để đảm bảo cây luôn trong tình trạng tốt nhất, cần chú ý tưới nước thường xuyên. Đất trồng cần được giữ ẩm liên tục nhưng không quá nhiều nước để tránh tình trạng ngập úng.
  • Cắt tỉa lá hỏng: Những lá đã bị héo và khô cần được cắt bỏ ngay lập tức. Điều này không chỉ giúp cây trông gọn gàng hơn mà còn ngăn chặn sự lây lan của bệnh sang các phần khác của cây.
  • Phun thuốc trừ nấm: Đối với những cây có dấu hiệu bị nhiễm vi khuẩn hoặc nấm, cần sử dụng các loại thuốc trừ nấm chuyên dụng để tiêu diệt và phòng ngừa bệnh phát triển. Việc này nên được thực hiện định kỳ để bảo vệ cây khỏi các tác nhân gây hại.

Ngoài ra bạn nên tham khảo thêm bài viết về nguyên nhân chính khiến cây kim tiền bị vàng lá

Cây bị úng nước

Bạch lá, bạc trắng

Nguyên nhân:

Do cây bị thiếu ánh sáng trong thời gian dài là một trong những nguyên nhân chính gây ra hiện tượng lá vàng, héo úa và kém phát triển. Ánh sáng là yếu tố quan trọng cho quá trình quang hợp của cây, giúp cây sản xuất năng lượng để duy trì sự sống và phát triển. Khi không đủ ánh sáng khiến cây sẽ dần suy yếu dẫn đến lá bị khô héo và kém sức sống.

Cách khắc phục:

  • Di chuyển vị trí đặt cây: Để khắc phục tình trạng này bạn cần di chuyển cây đến những vị trí có ánh sáng tự nhiên vừa phải. Nên chọn nơi có ánh sáng gián tiếp, tránh đặt cây dưới ánh nắng trực tiếp quá mạnh có thể gây cháy lá. Ánh sáng khuếch tán như từ cửa sổ có rèm che là lựa chọn lý tưởng giúp cây hồi phục mà không bị tổn thương thêm.
  • Chăm sóc đầy đủ: Bên cạnh việc điều chỉnh ánh sáng, việc chăm sóc cây cũng cần được quan tâm. Đảm bảo cây được tưới nước đều đặn và bón phân đầy đủ để cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho cây phục hồi. Phân bón nên được lựa chọn phù hợp với loại cây trồng, giúp kích thích sự phát triển và làm cho cây nhanh chóng khỏe mạnh trở lại.

Cây bị thiếu nước

Vàng lá, thối thân, thối gốc

Nguyên nhân:

  • Tưới quá nhiều nước: Một trong những nguyên nhân khiến cây bị héo, khô đầu lá và thậm chí là thối rễ là do tưới nước quá nhiều. Khi đất bị ngập nước khiến hệ thống rễ cây không thể hấp thụ oxy dẫn đến rễ bị ngạt và dễ bị thối. Tình trạng này còn tạo điều kiện cho các loại nấm và vi khuẩn có hại phát triển, tấn công cây và gây ra các bệnh lý nghiêm trọng.
  • Nấm bệnh: Nấm bệnh là một tác nhân nguy hiểm có thể tấn công cây khi đất quá ẩm ướt. Nấm không chỉ làm hư hỏng lá và cành mà còn có thể lây lan nhanh chóng, ảnh hưởng đến toàn bộ cây nếu không được kiểm soát kịp thời.

thiết mộc lan bị thối rễ

Cách khắc phục:

  • Giảm lượng nước tưới: Để khắc phục tình trạng này, cần điều chỉnh lại chế độ tưới nước cho cây. Chỉ tưới một lượng nước vừa đủ để giữ cho đất ẩm để tránh tình trạng ngập úng. Kiểm tra độ ẩm của đất trước khi tưới và chỉ bổ sung nước khi cần thiết.
  • Cắt tỉa cành bệnh: Những cành, lá bị bệnh hoặc có dấu hiệu hư hỏng nên được cắt bỏ ngay lập tức. Điều này giúp ngăn chặn sự lây lan của bệnh sang các phần khỏe mạnh khác của cây, đồng thời giúp cây tập trung dưỡng chất vào việc phục hồi.
  • Đổi đất: Trong trường hợp cây bị bệnh quá nghiêm trọng và đất đã bị nhiễm nấm, việc thay đổi đất trồng là cần thiết. Chuyển cây sang một chậu mới với đất trồng sạch, có khả năng thoát nước tốt sẽ giúp cây có môi trường phát triển tốt hơn. Khi thay đất, cần chú ý làm sạch rễ cây để loại bỏ hoàn toàn những phần rễ bị hư hại trước khi trồng lại.

Có thể bạn sẽ quan tâm: Ngăn ngừa và xử lý cây kim ngân bị thối rễ tại nhà đơn giản

đất trồng cây 6

Bệnh đốm lá

Nguyên nhân:

Nấm là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra các vấn đề về lá cây, chẳng hạn như héo, khô đầu lá hoặc thậm chí là thối rễ. Nấm có thể phát triển mạnh trong môi trường ẩm ướt đặc biệt khi đất trồng không thoát nước tốt hoặc khi cây bị tưới quá nhiều nước. Các loại nấm gây bệnh này có thể lây lan nhanh chóng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của cây nếu không được xử lý kịp thời.

rễ cây thiết mộc lan bị nấm

Cách khắc phục:

  • Phun thuốc trừ nấm: Để phòng và điều trị bệnh do nấm gây ra thì việc sử dụng các loại thuốc trừ nấm là cần thiết. Các loại thuốc như Anvil, Daconil, hoặc những loại khác có thành phần hoạt chất tương tự có thể được sử dụng để tiêu diệt nấm và ngăn chặn sự lây lan của bệnh. Khi sử dụng thuốc trừ nấm cần tuân thủ đúng liều lượng và hướng dẫn của nhà sản xuất để đạt hiệu quả tối đa mà không gây hại cho cây. Việc phun thuốc nên được thực hiện đều đặn và vào thời điểm thích hợp, chẳng hạn như buổi sáng sớm hoặc chiều tối, khi nhiệt độ thấp hơn để thuốc không bay hơi nhanh chóng.

Rệp sáp

Nguyên nhân:

Rệp là loại côn trùng nhỏ thường sống thành ổ và tấn công lá non của cây. Chúng chích hút dịch từ lá, làm cho lá bị cong queo, biến dạng và không thể phát triển bình thường. Điều này không chỉ làm giảm vẻ đẹp của cây mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể của cây trồng.

Cách khắc phục:

  • Tiêu diệt rệp bằng tay: Nếu phát hiện rệp ở mật độ thấp có thể tiêu diệt chúng một cách thủ công bằng cách dùng tay chà xát nhẹ lên các khu vực bị rệp tấn công. Cách này giúp kiểm soát rệp mà không cần dùng đến hóa chất.
  • Phun thuốc khi rệp phát triển nhiều: Trong trường hợp rệp đã phát triển mạnh và số lượng nhiều, việc sử dụng thuốc trừ sâu là rất cần thiết. Các loại thuốc như Trebon 10 EC, Bassa 50EC có thể được sử dụng để phun trực tiếp lên cây, giúp tiêu diệt rệp một cách hiệu quả. Cần tuân thủ đúng hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất để đảm bảo an toàn cho cây và môi trường.

rệp sáp ở cây thiết mộc lan

>> Xem thêm: Tổng hợp 19 bệnh phổ biến trên lan hồ điệp và cách chữa trị

Những vị trí đặt cây tốt để tránh được một số bệnh của cây

Phòng khách

Là không gian rộng rãi, thoáng đãng nhất trong căn nhà nên ở phòng khách là nơi rất thích hợp để đặt cây. Cây thiết mộc lan nên ở góc gần cửa sổ phòng khách giúp cây nhận ánh sáng gián tiếp, điều này là lý tưởng cho sự phát triển của cây vì nó không cần ánh sáng trực tiếp mạnh. Ánh sáng gián tiếp giúp cây duy trì màu xanh tươi mà không bị cháy lá. Ngoài ra, vị trí này cũng giúp cây không bị ẩm ướt quá mức, vì ánh sáng gián tiếp giúp giữ cho không khí xung quanh cây khô ráo hơn giảm nguy cơ phát triển nấm và sâu bệnh.

Thiết mộc lan ở phòng khách

Phòng ngủ

Đặt cây thiết mộc lan ở một góc phòng ngủ có không gian rộng rãi giúp cây có đủ không gian để phát triển mà không bị chen chúc. Vị trí này cung cấp một môi trường yên tĩnh, ít ánh sáng trực tiếp, giúp cây duy trì sự phát triển đều đặn và giảm nguy cơ bị sâu bệnh. Cây cũng đóng vai trò trong việc lọc không khí giúp không gian phòng ngủ trở nên trong lành và thư giãn hơn.

Thiết mộc lan trong phòng ngủ

Hành lang hoặc lối vào

Đặt cây thiết mộc lan dọc theo hành lang hoặc lối vào nhà giúp tăng cường tính thẩm mỹ của không gian và tạo ấn tượng chào đón ngay từ khi bước vào nhà. Vị trí này thường có đủ ánh sáng tự nhiên từ các khu vực khác trong nhà mà không bị ánh sáng trực tiếp mạnh mẽ. Điều này giúp cây phát triển khỏe mạnh và hạn chế các vấn đề về sâu bệnh nhờ không khí thông thoáng.

cây thiết mộc lan tại Hà Nội

Ban công

Cây thiết mộc lan đặt gần cửa ra vào ban công giúp cây nhận ánh sáng tự nhiên vừa phải, không bị ánh sáng quá mạnh. Vị trí này cung cấp đủ ánh sáng để cây phát triển mà không bị quá nóng hay khô. Điều này giúp cây duy trì sức khỏe tốt và giảm nguy cơ bị sâu bệnh, vì ánh sáng nhẹ nhàng và không khí lưu thông tốt giúp cây chống lại các vấn đề liên quan đến ẩm ướt và bệnh tật.

cây thiết mộc lan để ban công

Những loại phân thích hợp để bón cho thiết mộc lan

Để thiết mộc lan phát triển khỏe mạnh và tươi tốt, việc lựa chọn loại phân bón phù hợp là rất quan trọng. Dưới đây là một số loại phân bón thường được sử dụng:

Phân NPK

Phân NPK với thành phần chính gồm ba nguyên tố đa lượng thiết yếu, phân sẽ cung cấp cho cây nguồn dinh dưỡng cân bằng và đầy đủ. Nitơ (N) đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy lá sản xuất diệp lục, giúp cây quang hợp để phát triển khỏe mạnh. Photpho (P) tập trung vào việc kích thích sự phát triển của hệ thống rễ, giúp cây hấp thụ dinh dưỡng hiệu quả hơn. Trong khi đó, Kali (K) góp phần kích thích cây ra hoa và tăng cường hệ miễn dịch của cây.

Phân NPK

Để sử dụng phân NPK hiệu quả, bạn nên hòa tan phân vào nước theo đúng tỷ lệ được hướng dẫn trên bao bì sản phẩm. Sau đó, tưới đều dung dịch này cho cây, đảm bảo tưới cách gốc và không tưới trực tiếp lên lá. Để đạt được kết quả tốt nhất, nên chọn loại phân NPK có tỷ lệ cân đối giữa ba nguyên tố, chẳng hạn như 20-20-20 hoặc 16-16-16 để bón cho thiết mộc lan.

Phân hữu cơ

Phân hữu cơ cung cấp chất hữu cơ dồi dào, tạo điều kiện thuận lợi cho cây phát triển. Đồng thời, nó còn có khả năng giữ ẩm tuyệt vời, giúp đất luôn đủ độ ẩm cần thiết cho cây. Đặc biệt, phân hữu cơ còn là môi trường lý tưởng để các vi sinh vật có lợi sinh sôi giúp cải tạo đất và tăng độ màu mỡ cho phân. 

Có nhiều loại phân hữu cơ phổ biến như phân bò, phân trùn quế, phân compost…, mỗi loại đều mang lại những lợi ích riêng cho đất và cây trồng. Để sử dụng, bạn có thể trộn phân hữu cơ vào đất trước khi trồng cây hoặc bón lót xung quanh gốc cây đã trồng.

Phân hữu cơ

Phân vi sinh

Phân vi sinh cung cấp các vi sinh vật có lợi, đóng vai trò quan trọng trong việc phân giải chất hữu cơ trong đất, tạo điều kiện thuận lợi cho cây hấp thu dinh dưỡng hiệu quả hơn. Không chỉ vậy, phân vi sinh còn giúp tăng cường sức chống chịu của cây trước các loại sâu bệnh, giảm thiểu nguy cơ nhiễm bệnh trên cây. 

Trên thị trường hiện nay có nhiều loại phân vi sinh đa dạng trong đó phổ biến nhất là phân vi sinh tổng hợp và phân vi sinh trichoderma. Để sử dụng phân vi sinh một cách hiệu quả, bạn chỉ cần hòa tan sản phẩm vào nước theo đúng tỷ lệ như trên bao bì, sau đó tưới đều cho cây.

Phân vi sinh

Phân bón lá

Phân bón lá cung cấp dưỡng chất trực tiếp qua bề mặt lá, giúp cây hấp thụ nhanh chóng các chất dinh dưỡng cần thiết hơn các loại phân khác. Kết quả là lá cây trở nên xanh tốt hơn, bóng mượt hơn và đồng thời kích thích ra lá và hoa nhiều hơn. 

Để sử dụng phân bón lá một cách hiệu quả thì chỉ cần pha loãng phân thật kỹ theo đúng tỷ lệ được hướng dẫn trên bao bì sau đó phun đều lên bề mặt lá cây. Việc này nên được thực hiện vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối khi nhiệt độ không quá cao để đảm bảo không bị cháy lá, rụng lá hàng loạt. 

Phân bón lá

Lưu ý khi bón phân cho thiết mộc lan

Để đảm bảo cây trồng phát triển khỏe mạnh và không bị ngộ độc phân, việc bón phân đúng cách là rất quan trọng và cần thiết. Một nguyên tắc cơ bản là duy trì lịch bón phân định kỳ, thường là 2-3 tháng một lần để cung cấp dinh dưỡng đều đặn cho cây. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải bón phân với lượng vừa đủ tránh bón quá nhiều có thể gây cháy lá và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cây.

Sau khi bón phân, bạn phải tưới nước luôn để phân tan đều và tạo điều kiện thuận lợi để cây hấp thụ dinh dưỡng hiệu quả. Cuối cùng, hãy quan sát thường xuyên tình trạng của cây khi bón phân để phòng cây bị ngộ độc phân. Nếu nhận thấy các dấu hiệu bất thường như vàng lá hay héo úa thì đó là lúc bạn cần xem xét và điều chỉnh lại cả về lượng lẫn loại phân bón sử dụng. 

thiết mộc lan

Qua việc tìm hiểu về năm loại bệnh thường gặp ở cây thiết mộc lan, chúng ta có thể thấy rằng việc chăm sóc loài cây này đòi hỏi sự quan tâm và kiến thức nhất định của chủ nhân. Mỗi loại bệnh đều có những dấu hiệu và cách điều trị riêng. Bằng cách thường xuyên quan sát, duy trì môi trường sống lý tưởng và áp dụng các biện pháp phòng ngừa, bạn có thể giúp cây thiết mộc lan của mình phát triển khỏe mạnh và tươi tốt. Cây cảnh Anh Thư mong rằng với những chia sẻ bên trên sẽ giúp bạn trong quá trình chăm cây.



CÔNG TY TNHH CÂY CẢNH ANH THƯ

Bán, cho thuê & dịch vụ cây cảnh

Ngõ 55 phố Thanh Lân, Thanh Trì, Hoàng Mai, Hà Nội

Hotline: 0903.245.820 - Email: lienhe@caycanhanhthu.vn

Chia sẻ với bạn bè!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.