Cách chăm sóc cây cảnh sau Tết đúng kỹ thuật
Những loại cây cảnh như cây đào, cây mai, cây quất, cây trầu bà, cây phát tài,… thường được sử dụng để trưng Tết, với mong muốn mang đến sức khỏe, hạnh phúc và thành công trong năm mới. Tuy nhiên, sau khi dùng để trưng Tết cây cảnh ít nhiều cũng bị ảnh hưởng đến sức khỏe. Hãy cùng Cây Cảnh Anh Thư khám phá những bí quyết chăm sóc cây cảnh sau Tết luôn tươi tốt, phát triển khỏe mạnh nhé.
Tại sao cần phải chăm sóc cây cảnh sau Tết
Cải thiện sức khỏe và sự phát triển của cây
Sau Tết, cây cảnh thường đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe do thiếu đi sự chăm sóc. Điều này có thể khiến cây bị thiếu hụt dinh dưỡng. Không những vậy vì chúng ta thường áp dụng các phương pháp để thúc cây ra hoa, hoặc duy trì vẻ xanh tốt trong Tết. Làm ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh trưởng và tuổi thọ của cây. Do đó, khoảng thời gian sau Tết là thời điểm chúng ta cần sử dụng những phương pháp, kỹ thuật chăm sóc đúng cách để giúp cây cảnh có thể sinh trưởng và hồi phục sức khỏe.
Duy trì vẻ đẹp thẩm mỹ cho cây
Cây cảnh đóng vai trò quan trọng trong việc làm đẹp không gian sống và mang lại không khí tươi mới cho ngôi nhà. Tuy nhiên, sau Tết, cây có thể mất đi dáng vẻ ban đầu do lá rụng, cành xơ xác, hoặc đất trong chậu bị khô cứng. Chăm sóc cây kịp thời, như tưới nước đều đặn, làm sạch lá, và kiểm tra độ ẩm đất, giúp cây lấy lại vẻ ngoài xanh tươi và giữ được giá trị thẩm mỹ. Đặc biệt, đối với những loại cây cảnh phong thủy như cây mai hay cây quất, duy trì sự tươi tốt còn tượng trưng cho sự thịnh vượng và tài lộc trong gia đình.
Hạn chế khả năng cây bị chết sau Tết
Nhiều cây cảnh sau Tết bị chết do không được chăm sóc đúng cách hoặc bị bỏ quên trong thời gian dài. Nếu cứ để như vậy thì rất nhanh cây cảnh sẽ héo úa mà chết đi. Việc này có thể làm cho công sức bạn chăm sóc cây cảnh cả một năm của bạn biến mất. Nhưng khi bạn biết cách chăm sóc cây cảnh sau Tết không những duy trì được sự sống cho cây mà còn giúp cây phát triển mạnh mẽ hơn.
Dấu hiệu cho thấy cây cảnh cần phải được chăm sóc
Trước và trong Tết là khoảng thời gian chúng ta khá bận rộn nên có thể sẽ quên đi việc chăm sóc cây cảnh. Trong thời gian dài điều này có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng cho cây. Nhưng vẫn có một số dấu hiệu giúp bạn biết được cây cảnh đang cần được chăm sóc.
Lá cây bị vàng, xuất hiện đốm đen hoặc rụng nhiều
Một trong những dấu hiệu dễ nhận thấy nhất cho biết cây cảnh của bạn cần được chăm sóc sau Tết chính là lá cây bắt đầu úa vàng hoặc rụng nhiều hơn bình thường. Tình trạng này thường xảy ra do cây không được tưới nước đủ hoặc bị đặt trong môi trường không phù hợp, chẳng hạn như nơi có ánh sáng yếu, những nơi có nhiệt độ thấp hoặc độ ẩm không ổn định. Ngoài ra, việc sử dụng quá nhiều chất trang trí trên cây cũng có thể làm hạn chế quá trình quang hợp, gây tổn hại đến lá. Nếu bạn nhận thấy lá cây chuyển màu vàng, hãy kiểm tra chế độ tưới nước, ánh sáng và cân nhắc việc bổ sung dưỡng chất cho cây.
Cành cây khô héo hoặc có dấu hiệu nứt gãy
Cành cây bị khô hoặc nứt gãy là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy cây đang gặp vấn đề về sức khỏe. Nguyên nhân có thể xuất phát từ việc cây bị mất nước hoặc không hấp thụ được dinh dưỡng do đất trồng đã bị cạn kiệt sau thời gian dài không được thay mới. Ngoài ra, việc di chuyển cây nhiều trong dịp Tết có thể gây ra tổn thương đến cành cây. Khi phát hiện dấu hiệu này, bạn cần nhanh chóng cắt tỉa những cành khô, sau đó bón phân hoặc thay đất để giúp cây phục hồi.
Đất trồng khô cứng hoặc có mùi lạ
Một yếu tố quan trọng nhưng thường bị bỏ qua là trạng thái của đất trồng. Nếu đất khô cứng, không còn tơi xốp hoặc bốc mùi lạ, điều này cho thấy đất đã mất đi chất dinh dưỡng hoặc bị nhiễm khuẩn. Đất khô cứng khiến rễ cây khó hấp thụ nước và chất dinh dưỡng, trong khi mùi lạ thường là dấu hiệu của vi khuẩn hoặc nấm mốc phát triển trong đất. Để xử lý, bạn cần thay đất mới hoặc bổ sung phân bón hữu cơ để cải thiện độ phì nhiêu của đất.
Xuất hiện sâu bệnh hoặc nấm mốc
Sâu bệnh và nấm mốc là những vấn đề nghiêm trọng có thể làm giảm sức sống của cây cảnh. Cây cảnh sau Tết dễ bị ảnh hưởng bởi sâu bệnh do hiện tại chúng có sức đề kháng yếu. Ngoài ra, môi trường ẩm ướt của mùa xuân cũng tạo điều kiện để vi khuẩn, nấm mốc sinh sôi. Nếu thấy lá cây xuất hiện đốm lạ, có dấu hiệu bị ăn hoặc thân cây phủ lớp mốc trắng, đây là lúc bạn cần áp dụng các biện pháp bảo vệ như sử dụng thuốc trừ sâu tự nhiên.
Hướng dẫn cách chăm sóc cây cảnh sau Tết đúng kỹ thuật
Sau Tết là khoảng thời gian vàng để cây cảnh có thể hồi phục sức khỏe và chuẩn bị cho một chu kỳ phát triển mới. Nên bạn cần có phương pháp chăm sóc cây cảnh sau Tết đũng kỹ thuật dưới đây của cây cảnh Anh Thư.
Bước 1: Xem xét tình trạng cây cảnh
Đầu tiên bạn cần kiểm tra kỹ lưỡng tình trạng cây. Hãy quan sát lá, cành và rễ để phát hiện dấu hiệu vàng lá, khô héo hoặc sâu bệnh. Đồng thời, kiểm tra đất trồng xem có bị khô cứng hay có mùi lạ không. Đây là bước quan trọng giúp bạn xác định chính xác những vấn đề cần khắc phục.
Bước 2: Loại bỏ lá, cành, rễ bị hỏng
Khi đã đánh giá tình trạng cây, hãy tiến hành cắt tỉa các lá úa, cành khô và rễ bị thối. Việc loại bỏ các phần cây đã hư hỏng giúp cây tập trung năng lượng nuôi dưỡng các phần khỏe mạnh, đồng thời giảm nguy cơ lây lan sâu bệnh. Sử dụng kéo cắt chuyên dụng và ở sát gốc, điều này đảm bảo cây có điều kiện sinh trưởng tốt nhất.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng khăn ẩm để lau bụi bẩn có trên cây, giúp cây trông thẩm mỹ hơn và giảm khả năng bị bệnh. Đừng quên dọn dẹp sạch sẽ gốc cây, vì đây là vị trí thường xuất hiện sau bệnh, côn trùng là ảnh hưởng đến cây cảnh.
Bước 3: Thay đất trồng mới
Đất trồng cũ thường bị mất dinh dưỡng và dễ nén chặt. Vì vậy, bạn nên thay đất mới giàu dinh dưỡng để cây có môi trường phát triển tốt hơn. Đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng và kích thước chậu là những yếu tố mà bạn cần chú ý khi thay đất sang chậu cho cây. Khi thay đất, cần nhẹ tay để không làm đứt rễ, đồng thời có thể bổ sung thêm giá thể như xơ dừa, trấu để tăng độ thông thoáng cho đất.
Bước 4: Sử dụng thêm phân bón, giá thể
Cây cảnh sau Tết cần được bổ sung dinh dưỡng để phục hồi. Hãy lựa chọn các loại phân bón hữu cơ hoặc phân bón vi sinh phù hợp với từng loại cây. Khi bón phân, tránh bón trực tiếp vào rễ để không gây cháy rễ. Bạn cũng có thể sử dụng thêm các dung dịch dưỡng cây hoặc phân tan chậm để cây nhận dinh dưỡng đều đặn trong thời gian dài. Bổ sung dinh dưỡng định kỳ 1-2 lần mỗi tháng sẽ giúp cây phục hồi nhanh chóng và xanh tốt quanh năm.
Bước 5: Đặt cây ở vị trí thông thoáng, có ánh nắng
Để cây tiếp tục phát triển khỏe mạnh, hãy di chuyển chúng đến những nơi có ánh sáng tự nhiên vừa phải, đảm bảo thông thoáng nhưng tránh gió lùa mạnh. Với các loại cây trong nhà, ưu tiên đặt gần cửa sổ hướng sáng nhẹ, còn cây ngoài trời thì chọn nơi râm mát hoặc có lưới che. Ánh nắng buổi sáng sớm là lý tưởng để cây quang hợp mà không gây cháy lá. Tránh đặt cây dưới ánh nắng trực tiếp hoặc gần nguồn nhiệt lớn.
Bước 6: Tưới nước thường xuyên
Nước là yếu tố quan trọng giúp cây duy trì sức sống. Không phải loại cây nào cũng cần cùng một lượng nước, do đó bạn nên kiểm tra độ ẩm của đất trước khi tưới. Cách đơn giản nhất là chạm tay vào đất: nếu thấy khô, hãy tưới; nếu còn ẩm, chưa cần thiết. Lượng nước mỗi lần tưới nên vừa đủ làm ẩm toàn bộ bầu đất, tránh gây úng rễ. Đối với cây trong nhà, nên tưới vào buổi sáng để cây hấp thụ tốt nhất, còn cây ngoài trời thì tưới vào sáng sớm hoặc chiều mát.
Bước 7: Chờ đợi và kiểm tra định kỳ
Sau khi thực hiện các bước trên, bạn cần kiểm tra cây định kỳ mỗi tuần để theo dõi sự phục hồi. Nếu phát hiện vấn đề mới, hãy điều chỉnh cách chăm sóc kịp thời.
Trên đây là bài viết chi tiết về cách chăm sóc cây cảnh sau Tết mà cây cảnh Anh Thư muốn gửi đến bạn. Thông qua bài viết này, hy vọng bạn đã biết cách chăm sóc cây cảnh luôn xanh tốt sau tốt. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào có thể liên hệ với chúng tôi qua hotline 0903.245.820 để nhận được tư vấn sớm nhất nhé.
CÔNG TY TNHH CÂY CẢNH ANH THƯ
Bán, cho thuê & dịch vụ cây cảnh
Ngõ 55 phố Thanh Lân, Thanh Trì, Hoàng Mai, Hà Nội
Hotline: 0903.245.820 - Email: lienhe@caycanhanhthu.vn