Cách nhận biết cây thiếu dinh dưỡng bằng cách quan sát lá cây
– Thiếu B (Bo): Lá non mất màu, suy yếu bắt đầu từ phần đáy.
– Thiếu Ca (Canxi): Cây có màu xanh đậm so với tự nhiên, chồi non mất màu xanh, cong và chết dần ở chót lá và mép lá, cuối cùng chồi ngọn chết.
– Thiếu S (Lưu huỳnh): Lá xanh nhạt, gân lá nhợt nhạt, không có đốm chết.
– Thiếu Fe (Sắt): Mất màu xanh, không có đốm, gân chính của lá còn xanh.
– Thiếu Mn (Mangan): Lá mất màu xanh, gân chính và gân phụ màu xanh đậm tạo thành dạng các ô vuông.
– Thiếu Cu (Đồng): Mất màu xanh giữa các gân lá, lá thường xuyên héo rủ và dễ rụng.
– Thiếu Zn (kẽm): Lá hẹp và nhỏ, phiến là mất màu xanh, gân lá vẫn xanh, các đốm chết phát triển khắp trên lá kể cả gân lá, chóp lá và mép lá.
– Thiếu Mo (Molypden): Lá xanh nhạt, vàng kim đến màu cam, có những đốm chết khắp bề mặt lá (trừ gân), mặt dưới lá tiết ra chất nhựa.
– Thiếu Mg (Magie): Lá mát màu xanh bắt đầu từ chót lá và mép lá, không có đốm chết. Gân lá vẫn xanh, chóp lá và mép lá hoặc phần đáy lá cong xuống, có thể bị chết hoại và lá rất dễ rụng.
– Thiếu K (Kali): Lá mất màu xanh và có những đốm chết nhỏ ở chót lá và mép lá, lá có màu nâu gỉ sét, chót lá và mép lá cong đợn sóng.
– Thiếu P (Lân): Cây lùn và có màu xanh đậm bất thường, lá dựng đứng và bị hẹp, lá có màu nâu hơi xanh đến đen, mặt dưới lá có màu sạm đồng.
– Thiếu N (Đạm): Cây lùn và có lá xanh lợt bất thường, lá dựng đứng và có màu xanh nhạt đến vàng, bị cháy trong trường hợp nặng.
Cách khắc phục khi cây bị thiếu dinh dưỡng
Bạn quan sát xem cây thiếu chất dinh dưỡng nào thì bạn bổ sung chất dinh dưỡng đó là được.
Trên đây là cách nhận biết cây thiếu dinh dưỡng qua lá mà Cây cảnh Anh Thư chia sẻ với bạn. Mong bạn luôn có những không gian xanh tươi mát, khỏe mạnh nhé!