Các loại giá thể trồng lan hồ điệp tốt nhất


Người trồng lan lâu năm chắc không còn xa lạ với những loại giá thể trồng lan hồ điệp như xơ dừa, dớn, vỏ cây hay than củi,… Vậy còn với những người mới trồng lan, liệu bạn đã biết hết công dụng của các giá thể này? Cách kiếm các giá thể này có khó không và đâu là giá thể phù hợp cho cây lan hồ điệp của bạn? Cây cảnh Anh Thư sẽ giải đáp ngay trong bài viết sau.

6 loại giá thể trồng lan hồ điệp

Giá thể trồng lan hồ điệp là cụm từ chỉ môi trường sống của cây lan đó. Giá thể còn cung cấp cho cây những dưỡng chất cần thiết trong quá trình sinh trưởng, định hình thân cây và tạo môi trường để rễ cây phát triển. Và nếu như chọn sai loại giá thể, chậu lan hồ điệp đẹp của bạn sẽ khó để phát triển tốt như kỳ vọng.

Phổ biến nhất hiện nay là 6 loại giá thể mà bạn sẽ được tìm hiểu ngay dưới đây. Nhìn chung đây là những thành phần có thể tìm thấy ngoài tự nhiên. Hoặc bạn có thể tìm đến các nhà vườn trồng lan và hỏi mua để tiết kiệm thời gian và đảm bảo được chất lượng.

1. Viên đất nung sỏi nhẹ

giá thể trồng lan hồ điệp

Đặc điểm và công dụng

Đất nung sỏi nhẹ là viên đất nung trong nhiệt độ 1200 độ C, có dạng cầu với nhiều kích thước. Viên đất khá nhẹ, nhiều khoảng trống khi đặt cạnh nhau giúp rễ lan thông thoáng. Đặc biệt độ bền của đất nung gần như vô hạn nên bạn sẽ không phải thay chậu trong thời gian dài. 

Cách xử lý

Đất nung chủ yếu được bày bán bởi nhà vườn do trong điều kiện thường bạn rất khó để làm đất nung đúng tiêu chuẩn. Khi mua đất nung về cũng không cần xử lý mà có thể cho ngay vào chậu trồng lan hồ điệp. 

2. Xơ dừa khô

giá thể trồng lan hồ điệp

Đặc điểm và công dụng

Xơ dừa khô là loại giá thể trồng lan hồ điệp phổ biến nhất. Xơ dừa cùng với vỏ dừa, gáo dừa đều hữu ích cho cây. Xơ dừa là những sợi nhỏ xé ra từ vỏ dừa đã sấy khô. Công dụng của loại giá thể này là che nắng, cản sáng đồng thời hạn chế xói mòn và cạn dinh dưỡng trong đất.

Với gáo dừa khô, bạn có thể không xé làm xơ dừa mà để nguyên làm chậu trồng. Trong đó bạn hãy băm nhỏ xơ dừa trộn với đất để làm môi trường sống cho lan hồ điệp. Lưu ý rằng trồng lan bằng phương pháp này rất dễ khiến rễ bị rêu mốc và thối. Ngoài ra gáo dừa lại nhẹ, không chắc chắn dễ khiến cây ngã đổ. Do đó phần bên trong bạn nên để lượng đất vừa phải. Khi tưới nước cũng nên tưới đều quanh gốc tránh tình trạng gáo dừa nghiêng.

Cách xử lý

Tất cả các loại xơ dừa trồng lan hồ điệp đều chứa nhiều muối như than. Vì vậy trước khi sử dụng, bạn cần xử lý bằng cách ngâm vỏ dừa với nước NaOH 2% hoặc nước vôi 5% để khử muối axit trong xơ dừa.

Sau một thời gian trồng lan với xơ dừa, bạn nên ngâm cả cây và giá thể trong nước sạch để rửa mặn, giúp cây sinh trưởng tốt hơn.

3. Rêu

giá thể trồng lan hồ điệp

Đặc điểm và công dụng

Rêu là dòng giá thể trồng lan hồ điệp rất quen thuộc với người chơi lan. Trồng bằng rêu rất phù hợp với những loại chậu nhỏ, đường kính 4 – 10cm. Rêu giữ ẩm rất tốt nên khi có rêu, bạn chỉ cần tưới nước 7 – 10 ngày / lần. Lưu ý chỉ tưới lại nước khi thấy rêu khô hoàn toàn. Khi rêu chuyển sang nâu thì nên thay mới để tránh rêu bị mục ảnh hưởng tới rễ lan hồ điệp.

Cách xử lý

Trước khi sử dụng, bạn cần ngâm rêu trong nước 1 ngày để khử khuẩn. Rêu luôn giữ ở tình trạng tự nhiên, không bị nén hay vón cục. Để giữ cho chậu thông thoáng hơn, hãy lót ít hột móp dưới đáy chậu, sau đó đặt cây lan và phủ rêu xung quanh.

Rêu nếu đặt trên miếng gỗ hoặc gáo dừa thì cần thường xuyên tưới nước cho lan, khoảng 2 – 3 ngày / lần. Còn nếu rễ lan hồ điệp quá nhỏ, để tránh rêu bám vào rễ bạn hãy trộn hỗn hợp trồng lan gồm 3 phần rêu vụn, 3 phần than củi, 3 phần rễ dương xỉ, 1 phần perlite.

4. Vỏ cây 

giá thể trồng lan hồ điệp

Đặc điểm và công dụng

Vỏ cây là giá thể nhẹ, có khả năng giữ ẩm tốt, được sử dụng rộng rãi khi trồng lan hồ điệp. Đặc điểm của loại giá thể này là không hút muối trong nước và phân bón, chỉ hút 2/3 lượng đạm trong phân bón, đồng thời dễ bị mục sau 2 – 3 năm. Do đó bạn nên chọn những loại cây lâu mục để trồng lan, ví dụ như vỏ thông. 

Cách xử lý

Trước khi tách nhỏ để cho vào đất trồng, bạn nên ngâm miếng vỏ cây với nước trong 2 – 4 ngày để các mặt đều ngấm nước sâu. Sau đó, vớt vỏ cây, ngâm sang chậu nước vôi trong khoảng 30 phút để khử nấm, khử khuẩn. Tiếp theo, rửa sạch vỏ bằng nước lạnh, chẻ nhỏ ra bằng viên sỏi rồi đặt vào chậu.

5. Than củi 

giá thể trồng lan hồ điệp

Đặc điểm và công dụng

Than củi là một loại giá thể trồng lan hồ điệp rất dễ kiếm trong thường ngày. Đây là loại than hình thành sau khi đốt củi, dạng miếng nhỏ như viên đá sỏi hoặc vụn như mùn cưa. Ưu điểm của loại giá thể này là vòng đời cao, sau 5 – 6 năm mới cần thay. Một số loại côn trùng như ốc sên không vỏ không thể sống trong môi trường này. Tuy nhiên than củi lại chứa nhiều muối và bạn cần xả nhiều nước vào chậu lan 1 – 2 tháng / lần để khử bớt muối.

Cách xử lý

Đặt cây lan hồ điệp trong chậu. Đổ than củi bằng 1/3 miệng chậu, bên trên là lớp xơ dừa mỏng để định hình. 1/3 – 1/2 chậu tiếp theo bạn đặt xơ dừa. Khi xơ dừa cách miệng chậu 1cm, hãy vỗ quanh thành chậu để xơ dừa rớt xuống kín. Cuối cùng tưới nước một lượt cho chậu

6. Dớn 

giá thể trồng lan hồ điệp

Đặc điểm và công dụng

Dớn lấy từ thân và rễ cây dương xỉ. Loại giá thể này hút ẩm tốt, rất khó bị rêu bao bọc. Có 3 loại dớn chính làm giá thể trồng lan hồ điệp là dớn đá, dớn cù lần và dớn sợi. Trong đó dớn sợi phổ biến hơn cả vì có trọng lượng nhẹ hơn 2 loại còn lại. 

Trồng dớn giúp bạn ít phải tưới nước cho cơ chế giữ nước tốt của loại giá thể này. Tuy nhiên nếu chỉ dùng dớn thì cây dễ bị bí.

Cách xử lý

Phơi dớn thật khô 2 nắng. Sau khi phơi bạn đem dớn đi ngâm nước trong 2 – 3 ngày. Tiếp theo phơi dớn cho thật ráo nước. Sau đó, ngâm dớn cùng nước vôi tối thiểu 3 ngày để khử muối và độc tố. Cuối cùng, phơi ráo dớn rồi phun thuốc Ridomil Gold để phòng nấm bệnh trước khi đặt vào chậu lan.

Đặt lan hồ điệp vào chậu trước khi phủ dớn ngang rễ lan. Nhiệt độ khi trồng lan hồ điệp bằng dớn là khoảng 23 độ C (21 độ C – 27 độ C).

=>> Xem thêm: Lan hồ điệp khi nào ra hoa?

Những lưu ý khi chọn giá thể trồng lan hồ điệp

Như bạn đã thấy, mỗi loại giá thể trồng lan hồ điệp đều có những ưu, nhược điểm riêng. Vì thế hãy so sánh tính chất của từng loại giá thể và tính chất cây lan cũng như điều kiện trồng để lựa chọn giá thể phù hợp. Hoặc nếu chưa biết chắc chắn nên sử dụng loại nào, bạn có thể liên hệ tới Cây cảnh Anh Thư qua số điện thoại 0903.245.820 để được tư vấn. 

giá thể trồng lan hồ điệp

Bạn cũng không nên quá chú trọng vào giá thể mà quên mất những yếu tố quan trọng khác khi trồng lan hồ điệp là nước, ánh sáng, phân bón,… Hãy luôn cân bằng giữa các yếu tố này để đảm bảo lan hồ điệp luôn sinh trưởng tốt. 

Đến Nhà vườn Anh Thư để trực tiếp mua và xem sự sinh trưởng của lan hồ điệp với từng loại giá thể trồng lan tại địa chỉ Ngõ 55 phố Thanh Lân, Thanh Trì, Hoàng Mai, Hà Nội. Ngoài ra, chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn đầy đủ các kiến thức trồng lan hồ điệp cũng như cung cấp các vật dụng liên quan.



CÔNG TY TNHH CÂY CẢNH ANH THƯ

Bán, cho thuê & dịch vụ cây cảnh

Ngõ 55 phố Thanh Lân, Thanh Trì, Hoàng Mai, Hà Nội

Hotline: 0903.245.820 - Email: lienhe@caycanhanhthu.vn

Chia sẻ với bạn bè!

About Cây cảnh Anh Thư

Cây cảnh Anh Thư là công ty cây xanh với dịch vụ nổi trội bán và Cho thuê cây cảnh, cây cảnh văn phòng, thi công thiết kế tiểu cảnh, cây Hoa, cây để bàn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.