Hướng dẫn cách chăm sóc lan hồ điệp sau Tết ra hoa đẹp
Nhiều người có nhu cầu mua và chăm sóc lan hồ điệp sau Tết như một thú vui hoặc muốn tận mắt chứng kiến quá trình hoa lan nở. Tuy nhiên một số lại chưa biết chăm sóc đúng cách khiến lan lớn chậm hoặc mắc sâu bệnh. Để khắc phục tình trạng này, Cây cảnh Anh Thư sẽ hướng dẫn các bạn những bước chăm sóc cây lan chuẩn nhất cùng những lưu ý trong quá trình chăm lan sau Tết.
Chuẩn bị dụng cụ chăm sóc lan hồ điệp
Trước khi chăm sóc lan hồ điệp sau Tết, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ làm vườn cần thiết để phục vụ vệ sinh, cắt tỉa cây, bón phân, tưới nước,… bao gồm:
- Kéo, dao, lưỡi lam hoặc bộ dao chiết tỉa cây chuyên dụng, được khử trùng sạch sẽ
- Chậu cây trong trường hợp chậu cũ bị hư hỏng hoặc không đáp ứng sinh trưởng của lan. Nên chọn chậu sứ hoặc chậu đất nung chắc chắn.
- Đất trồng, giá thể trồng lan hồ điệp đầy đủ dinh dưỡng, an toàn cho cây.
- Nước tự nhiên phục vụ tưới cây
- Phân bón: kích ra rễ, kích lá tươi, kích sinh trưởng nhanh ra hoa. Tham khảo một số loại phân có vitamin B1, N3M hay có hàm lượng đạm, lân cao.
- Dụng cụ bảo hộ như khẩu trang, găng tay, mũ nón.
- Dụng cụ bắt côn trùng gây bệnh.
- Thanh gỗ nhỏ, đoạn dây thép định hình thân lan hồ điệp.
Cách chăm sóc lan hồ điệp sau Tết với 8 bước chuẩn
Bước 1: Cắt bỏ ngồng hoa
Khi nhận thấy ngồng hoa (phần thân cho ra hoa) có dấu hiệu bị héo cần nhanh chóng cắt bỏ. Vị trí tốt nhất để cắt tỉa là cách mắt ngủ (đốt thân) cuối khoảng 3cm để hạn chế sâu bệnh. Lưu ý cắt dứt khoát và khéo léo tránh dập ngồng hoa và lá.
Tại mắt ngủ còn lại sau khi cắt, tiến hành quấn quanh bằng bông y tế đã thấm lượng nhỏ Atonik, giữ trong vòng 1 tuần.
Bước 2: Kiểm tra sâu bệnh
Mùa xuân là mùa mà nhiều sâu bệnh sinh sôi như rệp, ốc sên, nhện đỏ,… gây hại cho lá. Khi chăm sóc lan hồ điệp sau Tết bạn cần kiểm tra các dầu hiệu bất thường quanh gốc cây, trên thân và hai mặt lá, các cành hoa để nhận diện sâu bệnh và tiến hành loại trừ.
Với côn trùng số lượng nhỏ nên bắt thủ công để tránh gây hại cho hoa. Với số lượng lớn cần phun thuốc đặc trị.
=>>> Xem chi tiết tại: Tổng hợp 19 bệnh phổ biến trên lan hồ điệp và cách chữa trị
Bước 3: Cắt tỉa lá hư
Phần lá hư do héo hoặc sâu bệnh phá hoại cần cắt bỏ hoàn toàn hoặc một phần bằng dao hoặc kéo sắc. Một số bệnh trên lá thường gặp như bệnh vàng lá, bệnh thối lá, bệnh khô lá cần kết hợp phun thuốc sau khi cắt tỉa.
Bước 4: Cắt bỏ rễ hỏng
Trước tiên cần bỏ bầu nhựa khỏi rễ lan, loại bỏ đất cát bám bẩn. Tiếp theo nhận diện rễ thối bằng mắt thường (màu vàng đen) và sờ (xẹp, nũn). Sau đó dùng kéo sạch cắt sát tới phần rễ thối với chùm rễ. Cuối cùng tiến hành bịt vết cắt bằng vôi, thuốc chuyên dụng. Nếu không có có thể linh hoạt bằng sơn móng tay hoặc keo 502.
Bước 5: Cố định thân lan vào chậu
Chậu trồng lan hồ điệp có chiều cao tương ứng hoặc cao hơn không quá 10cm so với độ dài từ đuôi rễ cho tới gốc lan. Trước khi đặt lan cần vệ sinh chậu. Tiến hành đặt cây vào giữa chậu, giữ cố định bằng cách cột gốc cây vào thành chậu, đồng thời đặt một thanh gỗ ngang ở giữa chùm rễ để cố định rễ.
Bước 6: Dớn cọng (đắp giá thể)
Giá thể là hỗn hợp các chất dinh dưỡng tự nhiên như vỏ cây, rêu, xơ dừa hay dớn,… trộn lẫn để trồng lan. Trước khi đắp vào trong chậu thì giá thể cần được xử lý nấm. Khéo léo để hở 1, 2 cọng rễ lên trên giá thể, sau đó vỗ chặt để cố định, đồng thời dễ dàng quan sát quá trình sinh trưởng của lan.
Bước 7: Tìm vị trí đặt cây
Vị trí đặt cây rất quan trọng trong quá trình chăm sóc lan hồ điệp sau Tết. Chậu lan được đặt ở nơi mát mẻ, tránh nắng và mưa trực tiếp. Có thể treo chậu tạo giàn treo trước nhà, cạnh cửa sổ.
Bước 8: Bón phân và tưới nước
Bón phân: 2 loại phân phổ biến để chăm sóc lan hồ điệp sau Tết là phân Atonik và phân B1. Tiến hành pha loãng phân tỷ lệ 1 thìa cà phê cho 40l nước. Bón dạng phun sương ẩm hàng ngày. Sau khoảng 2 tuần bón phân khi rễ non lộ ra thì bỏ thêm lớp đất và trong chậu và tiếp tục phun.
Tưới nước: Sau khoảng 50 ngày từ khi bắt đầu trồng, nhận thấy cây phát triển ổn định bạn có thể tưới nước và bón phân thông thường cho lan hồ điệp. Với nước tưới chỉ cần tưới 1 tuần/lần với lượng vừa đủ, tưới thẳng vào rễ tránh làm ướt lá và hoa.
Những lưu ý khi chăm sóc lan hồ điệp để cây ra hoa nhanh
Một số lưu ý sau khi chăm sóc lan hồ điệp sau Tết sẽ giúp cây sinh trưởng bền vững và chóng ra hoa hơn:
- Ánh sáng: Ánh sáng cho lan hồ điệp chỉ cần vừa đủ. Bạn có thể đặt chậu ở cửa sổ hoặc giàn treo có lưới, tấm nhựa chống nắng duy trì 40% lượng ánh sáng.
- Nước: Chú ý không để nước tiếp xúc với lá và hoa, kể cả nước mưa. Nếu phát hiện cần lau khô. Vào mùa khô nên tăng tần suất tưới nước thành 4 – 5 ngày/lần.
- Nấm: Lan hồ điệp dễ bị nấm nên phải thường xuyên phun thuốc nấm.
- Bón phân: Giai đoạn lan hồ điệp tăng trưởng tức khoảng mùa hè bạn có thể bón phân NPK 14 – 14 – 14. Giai đoạn ra hoa nên bổ sung thêm phân lân.
- Sâu bệnh: Chú ý nhận diện và có các biện pháp phòng trừ sâu bệnh từ sớm.
Cách để lan hồ điệp sau Tết luôn tươi mà không cần chăm sóc
Nếu bạn quá bận rộn, không có thời gian hoặc không muốn bỏ công sức chăm sóc lan hồ điệp sau Tết thì trước Tết, hãy chọn dịch vụ cho thuê lan hồ điệp chơi Tết. Bạn sẽ được tự do lựa chọn chậu lan hồ điệp chơi Tết đẹp, không mất công chăm sóc cả trong và sau thời gian thuê rất tiện lợi.
Tham khảo ngay các chậu lan hồ điệp từ Cây cảnh Anh Thư để chọn ra chậu lan muốn thuê. Hoặc bạn có thể liên hệ trực tiếp vào hotline 0903 245 820 để được tư vấn và báo giá lan hồ điệp.
Như vậy Cây cảnh Anh Thư đã hướng dẫn bạn cách chăm sóc lan hồ điệp sau Tết để lan tiếp tục ra hoa đẹp. Nếu gặp khó khăn hay thắc mắc về cách chăm sóc, hãy liên hệ ngay tới đội ngũ chuyên gia của chúng tôi để được giải đáp kịp thời.
CÔNG TY TNHH CÂY CẢNH ANH THƯ
Bán, cho thuê & dịch vụ cây cảnh
Ngõ 55 phố Thanh Lân, Thanh Trì, Hoàng Mai, Hà Nội
Hotline: 0903.245.820 - Email: lienhe@caycanhanhthu.vn