Cách chăm sóc cây mai trong chậu sau Tết
Cây mai là một biểu tượng văn hóa của Tết Nguyên Đán, chúng đại diện cho tài lộc, may mắn, là loài cây để chúng ta gửi gắm những hy vọng cho năm mới. Tuy nhiên, sau khoảng 2 tuần được dùng để chưng Tết thì nhiều gia đình lại chọn vứt cây mai hoặc bán lại cho các nhà vườn. Nguyên nhân chủ yếu là do họ không biết cách chăm sóc mai sau Tết. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách chăm sóc cây mai trong chậu sau Tết đúng kỹ thuật, tham khảo để biết thêm thông tin nhé.
Tại sao nên trồng cây mai sau Tết
Để cây mai có thẻ ra hoa đúng dịp Tết người bán thường sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để kích thích cây ra hoa. Tuy nhiên, cách này chỉ có thể duy trì vẻ đẹp của cây trong thời gian ngắn. Khiến bộ rễ của cây bị yếu và khiến cây rất dễ chết.
Ngoài ra, Tết cũng là lúc này cây mai ra hoa rực rỡ nhất năm. Điều này có thể khiến cho cây dùng hết năng lượng cho việc phát triển hoa và nụ nên sẽ dần mất đi những chất dinh dưỡng. Vậy nên sau Tết thường là khoảng thời gian để cây bắt đầu chu kỳ. Chúng ta cần thực hiện chăm sóc để cây có thể phát triển tốt nhất.
Cách chăm sóc cây mai trong chậu sau Tết đúng kỹ thuật
Bước 1: Cắt tỉa cây mai
Cắt tỉa cây mai sau Tết là một trong những công đoạn quan trọng để cây phát triển khỏe mạnh. Sau khi cây mai đã hoàn thành quá trình nở hoa, bạn cần tiến hành loại bỏ những cành già, héo, hoặc bị sâu bệnh. Việc cắt tỉa không chỉ giúp cây mai có hình dáng gọn gàng mà còn kích thích sự phát triển của những cành mới, tạo điều kiện cho cây phát triển mạnh mẽ. Khi cắt tỉa, bạn hãy dùng kéo sắc, tránh làm tổn thương thân cây. Hãy đảm bảo chỉ cắt những phần cần thiết, những cành bị héo hoặc sâu để cây vẫn giữ được hình dáng tự nhiên và đẹp mắt.
Bước 2: Vệ sinh cây
Vệ sinh cây mai sau Tết sẽ giúp bạn loại bỏ bớt phân bón hay chất kích thích ở rễ, đây là cách người bán dùng để kích thích cây ra hoa. Với những cây mai vàng có nhiều phân bón nên đổ ngập nước và xối lại, lập lại như vậy khoảng 1 – 2 lần để loại bỏ hoàn toàn những chất đó.
Còn với những cây mai vàng không sử dụng nhiều phân bón hay chất kích thích thì chỉ cần sử dụng vòi nước để làm sạch bụi bẩn, nấm mốc hay côn trùng còn sót lại. Điều này hạn chế việc cây bị sau bệnh sau Tết, ngoài ra cũng tạo điều kiện để cây có thể hấp thụ ánh nắng tốt hơn.
Bước 3: Tạo dáng mới cho cây
Sau khi đã cắt tỉa các cành già, bạn có thể bắt đầu tạo dáng cho cây bằng cách uốn các nhánh theo ý muốn. Điều này giúp cây tăng thêm giá trị thẩm mỹ và cũng tạo ra được điểm nhấn ấn tượng cho chúng. Sử dụng dây thép uốn nhẹ nhàng các cành để giữ chúng trong tư thế mong muốn, tránh để cành bị gãy hoặc cong vẹo do sức mạnh của gió hoặc nắng. Tạo dáng cũng giúp kích thích sự phát triển của các cành phụ, giúp cây mai dày đặc và đẹp hơn vào mùa hoa tiếp theo.
Lưu ý việc tạo dáng cho cây mai sau Tết là một kỹ thuật khó, nếu như bạn không có kinh nghiệm thì có thể không thực hiện, điều này cũng không ảnh hưởng quá nhiều đến quá trình phát triển của cây.
Bước 4: Thay đất, giá thể mới
Sau Tết, đất trong chậu có thể đã bị thoái hóa, mất đi chất dinh dưỡng và độ thông thoáng cần thiết. Do đó, bạn nên thay đất mới hoặc thêm một lớp giá thể phù hợp để cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây mai. Cây mai cần đất tơi xốp, thoáng khí để dễ dàng hút nước và dinh dưỡng.
Khi thay đất, hãy nhẹ nhàng làm sạch rễ cây, loại bỏ các rễ hư hỏng, sau đó cho đất mới vào chậu và nhẹ nhàng cắm cây vào. Việc thay đất không chỉ giúp cây mai hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn mà còn giúp rễ phát triển mạnh mẽ, từ đó cây mai sẽ phục hồi nhanh chóng và chuẩn bị sẵn sàng cho mùa hoa tiếp theo.
Bước 5: Bổ sung thêm chất dinh dưỡng
Việc bổ sung chất dinh dưỡng là một yếu tố quan trọng giúp cây mai trong chậu duy trì sức khỏe tốt và phát triển ổn định. Sau khi đã thay đất và làm sạch rễ, bạn cần cung cấp thêm dinh dưỡng để cây mai phục hồi nhanh chóng.
Các loại phân bón hữu cơ hoặc phân vi sinh sẽ là lựa chọn tuyệt vời để bổ sung cho cây mai, giúp cây hấp thụ dinh dưỡng tự nhiên và tránh các hóa chất có hại. Cần phải bón phân đúng liều lượng và thời gian. Bạn có thể chia nhỏ các lần bón phân, bổ sung phân mỗi tháng một lần trong giai đoạn cây đang phục hồi, sau đó điều chỉnh lượng phân khi cây bắt đầu ra nhánh mới.
Bên cạnh phân bón, việc bổ sung các yếu tố vi lượng như kali, magie, và sắt cũng rất quan trọng. Những khoáng chất này sẽ giúp cây mai phát triển mạnh mẽ, cải thiện khả năng ra hoa và giúp cây khỏe mạnh hơn trong mùa tới.
Các lưu ý cần biết khi chăm sóc cây mai trong chậu sau Tết
Sau khi đã thực hiện các bước nói trên thì bạn có thể duy trì việc chăm sóc cây mai bình thường. Tuy nhiên cần chú ý một số điều sau:
Thời tiết và độ ẩm
Cây mai là một loại cây đặc trưng ở miền Nam và hiện nay loài cây này cũng đã xuất hiện ở miền Bắc. Hai miền có sự khác nhau rất lớn về thời tiết và độ ẩm mà cây mai khá nhạy cảm với thời tiết. Bạn cần phải chỉnh cách chăm sóc sao cho phù hợp với khí hậu từng vùng.
Ở miền Nam, nơi có khí hậu nóng ẩm quanh năm, bạn sẽ cần chú ý đến việc duy trì độ ẩm trong đất. Thời tiết nóng sẽ làm đất khô nhanh, vì vậy việc tưới nước thường xuyên và duy trì độ ẩm ổn định là rất quan trọng. Trong khi đó, ở miền Bắc thời tiết sẽ lạnh và khô hanh. Cây mai trong chậu sẽ chịu tác động của không khí lạnh và độ ẩm thấp. Vì vậy, bạn cần bảo vệ cây mai khỏi gió lạnh bằng cách đặt cây ở những vị trí khuất gió hoặc có mái che.
Tưới nước thường xuyên
Khi tưới cây mai, bạn nên tưới đều khắp bề mặt đất, đảm bảo nước thấm sâu vào rễ cây. Hãy tưới đều từ cành, lá rồi đến tân và rễ, làm như vậy từ 3 – 4 lần sẽ đủ thời gian để cây có thể hấp thụ nước. Tuy nhiên, đừng tưới quá nhiều nước cùng một lúc, vì điều này có thể gây ngập úng, sẽ khiến cây dễ bị thối rễ. Bạn chỉ cần tưới khi đất cảm giác khô, tránh tưới quá mức để đất luôn có độ ẩm nhẹ, giúp cây phục hồi hiệu quả.
Phòng trừ sâu bệnh cho cây
Sau một mùa hoa tươi đẹp, cây mai có thể bị tấn công bởi nhiều loại sâu bệnh như rệp, sâu ăn lá, sâu đục thân. Những loại bệnh này có thể làm cây yếu đi và ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng phát triển của cây. Để phòng ngừa bạn nên sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật an toàn cho cây. Ngoài ra, bạn cũng có thể phòng trừ sâu bệnh bằng các biện pháp tự nhiên như phun dung dịch tỏi ớt hoặc dầu neem để ngăn ngừa sự tấn công của côn trùng.
Các thời điểm cần chú ý khi chăm sóc cây mai vàng
Từ tháng 1 đến tháng 6
Trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 6, cây mai vàng bắt đầu bước vào chu kỳ phát triển mới sau khi kết thúc mùa hoa Tết. Đây là thời điểm quan trọng để chăm sóc cây mai, giúp cây phục hồi sau những ngày nghỉ ngơi và chuẩn bị cho mùa hoa tiếp theo.
Giai đoạn này cần cắt tỉa bớt cho cây, để cây tập trung năng lượng cho những cành, nụ non. Ngoài ra bạn có thể sử dụng thêm các chất kích rễ để bộ rễ chắc khỏe hơn từ đó việc hấp thụ chất dinh dưỡng của cây cũng dễ hơn.
Từ tháng 6 đến tháng 12
Thời điểm từ tháng 6 đến tháng 12 thì cây đang mở giai đoạn phát triển đều, nếu như không có bất thường thì bạn có thể duy trì việc chăm sóc như trên. Tuy nhiên, đây là thời điểm mưa nhiều cây mai vàng có thể bị nấm mốc và sâu bệnh. Do đó, trong thời gian này, bạn cần chú ý làm thoáng mát cho cây bằng cách tỉa bỏ những cành lá bị ẩm, mốc. Đồng thời, kiểm tra thường xuyên để phát hiện sâu bệnh và tiến hành phòng ngừa.
Trên đây là bài viết chi tiết về việc chăm sóc cây mai sau Tết mà cây cảnh Anh Thư muốn gửi đến bạn. Hy vọng sau bài viết này bạn đã biết cách để có được chậu mai tươi tốt cho năm sau. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề trên hãy liên hệ với chúng tôi ngay nhé.
CÔNG TY TNHH CÂY CẢNH ANH THƯ
Bán, cho thuê & dịch vụ cây cảnh
Ngõ 55 phố Thanh Lân, Thanh Trì, Hoàng Mai, Hà Nội
Hotline: 0903.245.820 - Email: lienhe@caycanhanhthu.vn