Cây Đuôi Chồn

Liên hệ

Cây đuôi chồn trong phong thủy mang đến sự may mắn cho người sử dụng và chăm sóc chúng. Loài cây này có thể xua đuổi tà mà, bài trừ nguồn năng lượng xấu, xui xẻo, giúp gia chủ tránh được những chuyện không may.

Sản phẩm này đã hết hàng hoặc không có sẵn.

Tư vấn miễn phí! Có rất nhiều kích cỡ cây và chậu để bạn lựa chọn.
Mã: N/A Danh mục:
Chia sẻ với bạn bè!

Mô tả


Nguồn gốc, đặc điểm của cây đuôi chồn phong thủy

Cây đuôi chồn còn có các tên gọi khác như cây ráng vệ nữ có đuôi, tóc thần đuôi, cây sẹ, rớn đen hoặc thiết tuyến thảo. Loài cây này thuộc họ Đuôi chồn – Adiantaceae, tên khoa học là Adiantum caudatum L. Nhìn qua, hình dáng cây rất giống với đuôi của loài chồn – cũng là nguồn gốc của tên gọi này.

Cây đuôi chồn có nguồn gốc ở khu vực Châu Á, khu vực Châu Phi và Polynedi. Tại Việt Nam, cây đuôi chồn là loài thực vật mọc hoang ở nhiều vùng miền, trong các vùng núi đá hoặc những nơi ẩm ướt.

Đặc điểm hình thái:

  • Cây đuôi chồn thuộc loại cây thảo, thân rễ ngắn. Chiều cao trung bình của cây khoảng 1,5m; có từ 3 – 5 cành nhỏ, mỗi cành có tầm 5 lá.
  • Lá cây đuôi chồn hình kim, mọc thành chùm dày đặc, cuống lá thường dài khoảng 5 – 15cm; màu xanh đậm và có lớp lông mềm. Các đoạn lá mọc gần như chùm vào nhau, mép trên lá có khía sâu, mép dưới thì không có.
  • Hoa của cây đuôi chồn thường ra từ tháng 7 – 9, màu tím, mọc dài từ 15 – 20mm. Hoa mọc thành chùm, tập trung chủ yếu tại ngọn, có mùi hương rất thơm và đặc trưng.
  • Rễ của cây có màu trắng muốt nên nhiều người lầm tưởng đó là củ của cây.
  • Cây đuôi chồn phong thủy có thể thích nghi với môi trường bóng râm hoặc ánh nắng đều được; xanh tươi quanh năm.

Công dụng của cây đuôi chồn phong thủy

Tương tự như nhiều loại cây phong thủy đẹp khác, công dụng đầu tiên phải nhắc đến của cây đuôi chuồn chính là kiểu dáng, màu sắc rất thích hợp để trang trí cho khuôn viên trong nhà lẫn sân vườn. Màu xanh tươi mát của cây tạo cảm giác thư thái, dễ chịu, hài hòa cho cảnh quan. Đặc biệt, chúng có thể trồng và kết hợp với nhiều loại cây trong cùng một tổng thể một cách tự nhiên, tinh tế mà vẫn giữ được nét đặc trưng riêng của mình.

Mùi hương của hoa cây đuôi chồn cũng là một ưu điểm lớn, chúng giúp tạo ra bầu không khí trong lành, thư giãn, mùi thơm thoang thoảng dễ chịu. Vì vậy, những quán cà phê, khách sạn, khu vực tiền sảnh lớn, sang trọng,.. rất thích hợp để bài trí cây đuôi chồn. Với tính thẩm mỹ cao, loài cây này cũng rất lý tưởng để làm quà tặng vào những dịp lễ,…

Ngoài ý nghĩa thiết thực đối với đời sống hàng ngày, cây đuôi chồn phong thủy còn là loài cây có giá trị cho y học. Về thành phần hóa học, cây đuôi chồn có chứa: Axit galic, Tanin, đường, tinh dầu, chất đắng… Nhờ vậy, hầu hết mọi bộ phận của cây đều có khả năng chữa hoặc hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý khác nhau.

Theo y học cổ truyền, vì cây đuôi chồn có vị ngọt, tính mát nên có tác dụng giải độc, lợi tiểu, tiêu viêm, tiêu thũng và chỉ huyết sinh cơ. Vì vậy, người Trung Quốc từ xưa đã sử dụng loài cây này chữa trị các bệnh như: vết thương bỏng, bệnh lỵ, ngoại thương xuất huyết,…

Người dân Malaysia và Ấn Độ thường dùng cây đuôi chồn để chữa trị các chứng ho, sốt hoặc tiểu đường, các bệnh về ngực và bệnh ngoài da,…

Trong một số tài liệu y học cổ truyền khác còn ghi nhận công dụng của cây đuôi chồn như sau: hạt cây đuôi chồn có vị ngọt, tính mát nên sẽ rất tốt để dùng sát trùng, giải nhiệt.

Theo y học hiện đại, công dụng của cây đuôi chồn được ghi nhận như sau:

  • Chống viêm: Flavonoid – thành phần chống oxy hóa có nhiều trong cây đuôi chồn, có đặc tính kháng viêm, giúp ngăn ngừa vi khuẩn, virus gây bệnh.
  • Chữa lành vết thương: những hoạt chất chiết xuất từ cây đuôi chồn có công dụng kích thích sự tăng sinh các tế bào nội mô, hỗ trợ quá trình làm lành vết thương nhanh, giúp bảo vệ cơ thể.
  • Kháng khuẩn: một vài nghiên đã chứng minh, các thành phần dưỡng chất trong cây đuôi chồn có tác dụng kháng khuẩn rất tốt, có thể tiêu diệt một số loại vi khuẩn gây bệnh nhiễm trùng.
  • Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng thành phần dưỡng chất có trong cây đuôi chồn có tác dụng kháng khuẩn, tiêu diệt một số loại vi khuẩn gây bệnh nhiễm trùng. Nhờ đó, chúng có tác dụng chữa những bệnh liên quan đến đường tiết niệu, các bệnh lý về hô hấp như long đờm, ho,…

Cụ thể, một số công dụng hỗ trợ điều trị bệnh lý khác của cây đuôi chồn:

  • Hỗ trợ tiêu hóa: Trong rễ cây đuôi chồn có chứa thành phần ethano – thành phần quan trọng trong các phác đồ điều trị bệnh của y học cổ truyền, có thể dùng để bào chế thuốc chữa tiêu hóa.
  • Ngừa bệnh loãng xương, thoái hóa khớp: Thông qua các nghiên cứu và liệu pháp sinh học, các nhà khoa học đã tìm ra 12 hoạt chất khác nhau tồn tại trong cây đuôi chồn. Những chất này cho thấy khả năng kích thích hoạt động của tế bào osteoblast ở người. Nhờ đó, cây đuôi chồn sẽ kích thích sự sản sinh của enzym Phosphatlaza kiềm, hỗ trợ quá trình hấp thụ canxi vào cơ thể tốt hơn; tăng cường sản sinh dịch khớp, tái tạo sụn khớp và mô, giúp ngăn ngừa bệnh loãng xương, thoái hóa khớp hiệu quả.
  • Thành phần protein có trong cây đuôi chồn còn có công dụng chống oxy, chống viêm. Theo đó, những bệnh lý nhiễm khuẩn ở xương khớp như: Viêm khớp, phong thấp, viêm đa khớp dạng thấp… cũng có thể áp dụng các bài thuốc chữa bệnh từ cây đuôi chồn.

Một số công dụng khác: cây đuôi chồn cũng có hiệu quả đối với chống trầm cảm, giảm đau, giải độc, khắc phục tình trạng tiêu chảy, hỗ trợ điều trị hen suyễn…

Ý nghĩa của cây đuôi chồn phong thủy

Cây đuôi chồn trong phong thủy mang đến sự may mắn cho người sử dụng và chăm sóc chúng. Loài cây này có thể xua đuổi tà mà, bài trừ nguồn năng lượng xấu, xui xẻo, giúp gia chủ tránh được những chuyện không may. Cây có thể trồng trong chậu để bàn hay trang trí nội thất cho các công trình đa dạng phong cách thiết kế. Trồng cây đuôi chồn phong thủy trong khuôn viên sống, gia chủ sẽ cảm thấy vững tâm hơn, luôn có được cảm giác bao bọc, chở che.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây đuôi chồn

Đây là một trong những loài cây có cách chăm sóc khá dễ dàng bởi chúng có sức sống mãnh liệt phát triển sinh trưởng tốt với mọi điều kiện sống và môi trường sống khác nhau. Tuy nhiên trồng cây sao cho phát triển một cách tốt nhất cần chú ý vào những đặc điểm sau:

Kỹ thuật trồng

Cây được trồng bằng cách gieo hạt hoặc tách bụi. Gieo hạt thì tỉ lệ nảy mầm cao hơn nhưng phải đợi cây phát triển trong thời gian khá lâu. Còn tách bụi thì phải đợi cây chỉ trong vòng 2 tuần.

Cách chăm sóc

Đất: lựa chọn đất tơi xốp, có độ thoát nước cao

Ánh sáng: cây ưa sáng và bóng râm, nên không cần phải đặt cây ở ngoài nhiều. Nếu cây chưng trong nhà thì nên phơi cây vào sáng sớm.

Nước: thường xuyên tưới nước cho cây để cây có thể giữ độ ẩm và phát triển tốt hơn. Nên tưới một ngày 1 lần, nếu khí hậu khắc nghiệt nên tưới ngày 2 lần lúc sáng sớm và chiều tối.

Phân: nên bón phân cho cây để cây đuôi chồn phát triển khỏe mạnh.



CÔNG TY TNHH CÂY CẢNH ANH THƯ

Bán, cho thuê & dịch vụ cây cảnh

Ngõ 55 phố Thanh Lân, Thanh Trì, Hoàng Mai, Hà Nội

Hotline: 0903.245.820 - Email: duclong@caycanhanhthu.vn

Thông tin bổ sung

Kích thước

Trung