Lan hồ điệp bị thối rễ – Nguyên nhân và cách xử lý

Lan hồ điệp bị thối rễ là trường hợp rất nguy hiểm, có thể khiến cây bị chết. Trong trường hợp này bạn cần kịp thời vệ sinh và loại bỏ rễ thối để tránh ảnh hưởng đến cây. Các bước thực hiện sẽ được Cây cảnh Anh Thư hướng dẫn chi tiết trong bài viết sau đây.

Dấu hiệu cây lan hồ điệp bị thối rễ

Phát hiện ngay lan hồ điệp bị thối rễ với các dấu hiệu sau:

  • Rễ bị vàng rồi chuyển màu nâu đen
  • Bóp rễ thấy mềm nhũn, chảy nước hôi
  • Rễ thối có mùi hôi khó chịu, tỏa ra xung quanh
  • Lá sát gốc chuyển vàng, nhăn nheo, rũ xuống
  • Thân và gốc dần chuyển sang nâu, mềm ủng, rỉ nước, mất định hình

Nguyên nhân khiến rễ lan hồ điệp bị thối

lan hồ điệp bị thối rễ

Có hai tác nhân chính kết hợp khiến lan hồ điệp bị thối rễ nhanh chóng. Đầu tiên là môi trường cây lan độ ẩm quá cao, nước trong đất và giá thể còn nhiều, không kịp thoát và chứa hàm lượng đạm lớn. Khu vực trồng cây kín gió, thiếu ánh sáng. Thứ hai là lan hồ điệp bị nấm Rhizoctonia xâm hại qua những vết thương trên cây, ăn vào rễ. Hai tác nhân này tấn công rễ lan từ cả bên trong và bên ngoài, khiến rễ mềm và yếu đi rõ rệt.

Phương pháp xử lý khi lan hồ điệp bị thối rễ

Vậy phương pháp tốt nhất để xử lý cây lan hồ điệp bị thối rễ là gì? Tham khảo hướng dẫn sau đây từ Cây cảnh Anh Thư:

Bước 1: Chuẩn bị các dụng cụ xử lý

Khi xử lý lan hồ điệp bị thối rễ, việc cần làm là loại bỏ phần rễ bị thối. Do đó dụng cụ bắt buộc phải có là kéo. Lưu ý kéo cần vệ sinh sát khuẩn trước khi cắt. Bạn hãy pha dung dịch vệ sinh theo tỷ lệ 9 phần nước ấm và 1 phần thuốc tẩy rồi khuấy đều. Tiếp theo nhúng lưỡi kéo vào trong dung dịch khoảng 30 giây. Sau đó bỏ lưỡi kéo ra, để nước chảy hết và dùng khăn sạch lau khô. 

Nếu không có kéo bạn có thể dùng dao và vệ sinh tương tự.

Dụng cụ thứ hai cần thiết đó là bao tay đảm bảo vệ sinh khi thực hiện cắt rễ lan. Bạn nên dùng bao tay da chuyên dụng cho làm vườn để đôi tay được bảo vệ tốt nhất trước các chất kích thích hay nấm, vi khuẩn từ cây.

Ngoài ra cần một số dụng cụ khác như giấy lót rễ khi đặt xuống đất, khăn lau, nước rửa,…

Bước 2: Kiểm tra và cắt bỏ rễ hư thối

Trước khi kéo lan ra khỏi chậu, bạn cần loại bỏ bớt đất trồng và giá thể xung quanh rễ. Tiếp theo lấy ta nắm lấy phần gốc lan, nhẹ nhàng kéo ra khỏi chậu. Sau đó đặt cây xuống mặt phẳng đã lót sẵn giấy. 

lan hồ điệp bị thối rễ

Tiếp theo, nhúng phần rễ vào trong nước để rửa sạch. Lưu ý không nhúng cả cây lan. Sau đó đặt cây trên miếng giấy lót khác.

Để phát hiện phần lan hồ điệp bị thối rễ, bạn hãy chú ý tìm kiếm mô thối màu nâu sẫm đến đen. Thử tách nhẹ lớp ngoài của phần rễ lan bị sẫm màu, nếu phần bên trong mỏng, xốp thì đó chính là phần rễ đã chết. 

Một tay bạn nắm lấy phần rễ thối, kéo lên cao. Tay còn lại lấy kéo cắt bỏ tại phần rễ sống ngay trên phần mục nát. Nếu các nhánh rễ lan thối đều quy về một gốc nhỏ, bạn nên cắt bỏ cả phần gốc đó. 

Lưu ý sau mỗi lần cắt rễ lan bạn cần vệ sinh. Dung dịch và thao tác hãy thực hiện tương tự như ở bước 1. Việc làm này để hạn chế lây bệnh từ phân rễ nát sang phần rễ sống. 

Bước 3: Vệ sinh cây lan hồ điệp và chậu

lan hồ điệp bị thối rễ

Sau khi cắt bỏ hết phần rễ lan hồ điệp bị thối, bạn hãy vệ sinh phần rễ còn lại để loại bỏ hết mầm bệnh. Tiếp theo, bỏ hết phần đất và giá thể trong chậu lan. Tiến hành rửa chậu bằng nước nóng và nước rửa bát. Lưu ý chà kỹ các bề mặt, loại bỏ hết phần bụi bẩn trên thân chậu. Trong trường hợp chậu đã cũ nát, bạn nên chuẩn bị một chậu mới. 

Bước 4: Ngâm rễ loại bỏ vi khuẩn

lan hồ điệp bị thối rễ

Sau khi đã vệ sinh rễ lan hồ điệp, bạn hãy chuẩn bị ngâm rễ lan với dung dịch nước trà đen. Tiến hành để phần từ gốc đến rễ lan ngập trong nước, ngâm qua đêm. Ban sáng để ráo rễ trong môi trường râm mát. Trong 2 đêm tiếp theo tiến hành ngâm rễ với nước tinh khiết và tiếp tục để ráo rễ vào ban sáng. 

Bước 5: Chuẩn bị giá thể và trồng lan

Hãy sử dụng giá thể trồng lan hồ điệp mới cho cây. Một số loại bạn nên tham khảo là xơ dừa, than củi, vỏ thông, dớn,…. Lưu ý tùy loại giá thể sẽ cần xử lý và vệ sinh trước khi đưa vào chậu.

lan hồ điệp bị thối rễ

Các bước trồng lan hồ điệp với giá thể như sau:

  • Lót giá thể vào 1/3 chậu
  • Đặt lan hồ điệp lên trên giá thể, căn chỉnh
  • Cố định cây với lớp giá thể tiếp theo

Bạn có thể kết hợp các loại giá thể để tăng dinh dưỡng cho cây và cố định cây tốt hơn.

Bước 6: Phun thuốc diệt nấm và sâu bệnh

Để xử lý rễ cây lan hồ điệp, hãy sử dụng thuốc diệt nấm. Đặt cây vào giữa một thùng chứa và nhẹ nhàng bổ sung hỗn hợp chất dưỡng lên rễ. Đảm bảo thùng chứa được đổ đầy đến khoảng 1 inch dưới mức của vành cây bằng cách sử dụng hỗn hợp bổ sung. Đặt môi trường trồng trong thùng chứa để lấp đầy các khoảng trống hoặc túi dưới rễ cây.

=>> Xem thêm Hướng dẫn chi tiết cách chăm sóc lan hồ điệp

Bước 7: Tưới nước

tuoi nuoc lan ho diep

Hãy sử dụng nước ấm để tưới cây lan chậu. Để đảm bảo sự thoát ra của độ ẩm dư thừa, hãy cho phép nước chảy ra qua lỗ thoát nước của chậu. Tiếp theo, tưới nước lần thứ hai vào chậu để đảm bảo môi trường đất được ẩm đều. Chờ đến khi nước thừa chảy ra khỏi đáy chậu. Sau đó, đặt cây trở lại vị trí phát triển thường xuyên của nó.

Cây cảnh Anh Thư vừa giúp bạn phát hiện lan hồ điệp bị thối rễ cũng như cách xử lý trong trường hợp này. Hy vọng kiến thức đó sẽ giúp bạn chăm sóc cây tốt hơn, cây lớn khỏe mạnh và ra hoa đẹp.



CÔNG TY TNHH CÂY CẢNH ANH THƯ

Bán, cho thuê & dịch vụ cây cảnh

Ngõ 55 phố Thanh Lân, Thanh Trì, Hoàng Mai, Hà Nội

Hotline: 0903.245.820 - Email: lienhe@caycanhanhthu.vn

Chia sẻ với bạn bè!

Bài viết liên quan

About Cây cảnh Anh Thư

Cây cảnh Anh Thư là công ty cây xanh với dịch vụ nổi trội bán và Cho thuê cây cảnh, cây cảnh văn phòng, thi công thiết kế tiểu cảnh, cây Hoa, cây để bàn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *