Lan hồ điệp dễ trồng không? Cách trồng lan hồ điệp


Lan hồ điệp nữ hoàng của các loài hoa, mang đến tài lộc, thịnh vượng và may mắn và được rất nhiều người ưa chuộng và lựa chọn để trồng tại nhà. Lan hồ điệp là một trong những giống lan có hoa lâu tàn nhất và cũng rất dễ nở hoa ở các điều kiện khác nhau. Chắc hẳn bạn sẽ tò mò không biết rằng loài hoa đẹp như thế này không biết liệu mình có thể trồng được không, hay lan hồ điệp dễ trồng không. Cũng có nhiều người nghĩ trồng lan hồ điệp sẽ rất cầu kì và khó chăm sóc. Nhưng thực tế trồng lan hồ điệp lại không quá khó như người ta vẫn nhầm tưởng. 

lan-ho-diep-co-de-trong-khong

Lan hồ điệp dễ trồng không?

Trước khi trồng, hãy đảm bảo bạn đã chọn lựa được những cây lan hồ điệp khoẻ mạnh.

Một cây lan khỏe mạnh, đẹp sẽ giúp việc trồng và chăm sóc cây sẽ dễ dàng hơn. 

Bạn hãy chọn những cây lan có đặc điểm như sau: 

  •         Lá cây sẽ cho ta biết nhiều về sức khỏe tổng thể của cây. Vì thế cây lan khỏe mạnh lá sẽ sáng và màu xanh đậm, xanh tươi. Nếu có một số lá chết, hoặc vàng, héo ở phía dưới nhưng lá trên và lá non vẫn tươi xanh thì điều này là bình thường. Ta sẽ chỉ cần loại bỏ phần lá phía dưới là được. Không nên chọn cây có lá có những mảng vàng hoặc nâu.
  •         Rễ là một phần sống còn của một chiếc cây. Một cây lan sẽ cho bạn biết rất nhiều về sức khỏe của nó so với hầu hết các loại cây khác. Rễ Lan Hồ Điệp khỏe sẽ dày và chắc, bạn có thể chạm vào để cảm nhận. Rễ cây bình thường có màu trắng, bạc, xanh lá cây hoặc vàng nhạt. Còn những loại cây có rễ đen hoặc nâu, sờ vào thấy mềm và nhão hoặc là xám, dễ bong thì thường là cây đã có vấn đề và bạn không nên lựa chọn.
  •         Thân cây to, chắc, khỏe thể hiện cây có đủ dinh dưỡng và được chăm sóc tốt, giúp nâng đỡ được các vòi hoa đồng thời báo hiệu cây sẽ cho ra những bông hoa to, bền hơn. 
  •         Nếu bạn có dự định dùng lan hồ điệp để trưng thì nên mua những cây chưa nở rộ, có cuống hoa dài, chỉ có một vài bông hoa nở và  nhiều nụ đang chờ để nở.

 Lan hồ điệp có dễ trồng không? Cách trồng lan hồ điệp từ a-z.

 Vậy lan hồ điệp dễ trồng không ? Dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách trồng lan hồ điệp đơn giản nhưng vẫn đầy đủ nhất nhé.

Bước 1: Chuẩn bị các dụng cụ 

Dụng cụ chuyên cắt tỉa Lan 

Chậu mới không cần quá nhiều lỗ, đảm bảo khả năng thoát nước, tránh bị úng rễ

Các chất để trồng (hay còn gọi là giá thể) đã qua xử lý, các loại phổ biến là: Than củi, vỏ thông, vỏ dừa khô, vỏ cây, đá trân châu, vỏ cây dương xỉ, …

 Bước 2: Loại bỏ phần đã bị hư tổn, hỏng trên cây.

Dùng kéo loại bỏ phần bầu nhựa cũ, lá hỏng, vàng úa, các phần rễ hỏng cũng phải được cắt hết để đảm bảo cây có thể phát triển tốt nhất. Bạn có thể bôi vôi pha loãng, thuốc làm liền sẹo cho cây ở các vết cắt trên cây.

cach trong lan ho diep 3

Lưu ý: không nên bơi giá thể, tránh việc cắt sẽ dễ làm cây bị động gốc, các mao mạch ở rễ bị mất, rễ cây sẽ không hút được nước.

Bước 3: Trồng cây vào chậu

Cho ⅓ than củi dưới đáy chậu, dùng một thỏi xốp hình chữ nhật giúp cố định cây đặt vào chính giữa gốc cây và cho cây lên cục xốp đó. Tiếp đến hãy buộc dây vào gốc và buộc cố định chắc chắn cả hai bên đảm bảo không cho cây bị lung lay khi cầm chậu. 

Sau đó phủ thêm 1 lớp giá thể thấp hơn miệng chậu khoảng 1cm. Lưu ý: Không nên nén chặt, chỉ lắc nhẹ nhàng để giá thể rơi xuống phía dưới. 

tuoi-cay-cho-lan-ho-diep

Bước 4: Tưới cây cho đúng 

Dùng nước vôi pha theo tỉ lệ 1:1 (1g vôi, 1 lít nước) và khuấy đều. Tiếp đến phun lên lá, thân, mặt trước, mặt dưới của lá để sát trùng. 

Bước 5: Đặt giỏ lan ở vị trí thoáng mát 

Đặt cây ở vị trí thoáng mát , những nơi có ánh sáng vừa phải và nhiệt độ không quá cao, tránh để lan dưới ánh nắng trực tiếp của mặt trời. Lưu ý hãy luôn giữ cây ở độ ẩm từ 50 – 80%, nếu quá ẩm rễ cây sẽ dễ bị thối. Loài lan hồ điệp phù hợp với nhiệt độ từ 18-29 độ C vào ban ngày và ban đêm là 13-18 độC

Lưu ý: Việc tưới nước cho loài cây này rất quan trọng vì thế bạn nên tưới chúng một cách cẩn thận.

Nên để cây nghỉ ngơi thêm 1 hoặc 2 giờ trước khi tưới đẫm. Sau 1-2 tháng khi cây phát triển ổn định, bạn có thể bón thêm phân cho nó. Khi tưới hãy chú ý tưới nước cho rễ cây, không tưới nước cho lá hay hoa. Vì nước đọng lại trên lá hay các kẽ sẽ dễ gây nấm, thối mô.

Với 5 bước đơn giản bên trên, chắc hẳn bạn đã phần nào có câu trả lời cho câu hỏi ‘ lan hồ điệp dễ trồng không ?” phải không. Hiểu rõ cách trồng lan hồ điệp bạn sẽ tự tin tạo không chỉ 1 mà là rất nhiều chậu lan cho mình.

cach trong lan ho diep5

Ngoài ra còn một lưu ý nhỏ, bạn cũng không cần thay chậu thường xuyên, hay chậu có thể thực hiện một lần  một năm hoặc hai năm một lần là được. Thời gian thay chậu nên thực hiện vào mùa xuân, vì lúc này thường thì nhiệt độ thời tiết không quá nóng và cũng không quá lạnh, cây sẽ có thể thích nghi nhanh với chậu mới.

Sau khi đã nắm rõ được cách trồng lan hồ điệp, một vấn đề quan trọng không kém cách trồng bạn nhất định phải biết đến đó là phương pháp chăm sóc lan hồ điệp.

Phương pháp chăm sóc lan hồ điệp bạn cần biết

  • Lưu ý về ánh sáng và nhiệt độ:

Lan hồ điệp phát triển tốt trong môi trường có nhiều ánh sáng, đặc biệt là ánh sáng tán xạ. Nếu trồng trong nhà, nên đặt ở cửa sổ hướng Đông, Nếu trồng ngoài trời, hãy đặt cây ở nơi có mái hiên, các giàn lưới che sáng. Không nên để cây dưới ánh sáng, ánh nắng trực tiếp sẽ khiến lá bị cháy.

Lá Lan hồ điệp nếu nhận được ánh sáng đầy đủ và phù hợp sẽ có màu xanh và dày bóng. Nếu lá có màu nhợt nhạt với các mảng màu nâu báo hiệu cây đang nhận quá nhiều ánh sáng. Lá cây dài và mỏng là cây đang bị thiếu sáng, có màu xanh thẫm hơn. Và hãy chú ý đặt cây ở vị trí thoáng mát , không nên tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.

lan-ho-diep-co-de-trong-va-luu-y-ve-nhiet-do

  • Đảm bảo độ ẩm thích hợp:

Độ ẩm cũng là một yếu tố thiết yếu đối với sự sinh trưởng và phát triển của hoa. Lan hồ điệp ưa ẩm nhưng nếu quá ướt nó sẽ không chịu được. Cây cũng ưa sống ở nơi có độ ẩm không khí xung quanh ở mức cao nhưng nếu rễ cây quá ẩm, ngập úng thì nó lại dễ thối rễ và chết.  Vì vậy bạn nên đảm cây có độ ẩm môi trường xung quanh từ 50 đến 60% là tốt nhất.  Đây là mức trung bình giữa những gì tốt cho lan của bạn và những gì bạn có.

  • Chú trọng đến cách tưới nước cho cây

Không tưới nước lên lá và hoa, chỉ nên tưới nước cho rễ lan. Tưới lên lá và hoa của hoa lan có thể dẫn rất nhiều hoặc là tất cả các loại vấn đề. Nước đọng lại nhiều sẽ gây thối lá, nhất là nước đọng lại ở các kẽ giữa lá và thân cây sẽ là nơi nấm dễ sinh sôi nảy nở và gây hại cho cây. Trước khi bón phân bạn cần phải tưới nước cho toàn bộ cây và không được bón lên lá cây sẽ làm cây bị cháy lá. 

Vào mùa hè, hãy tưới nước 2-3 ngày một lần, và vào mùa đông, bạn chỉ cần tưới khoảng 10 ngày một lần là đủ. Buổi trưa là thời gian vàng để tưới nước cho cây. Nếu có nhiều nước đọng lại trên lá, kẽ, hoa sẽ rất nhanh thôi nó sẽ làm hỏng cây của bạn thậm chí là cây lan của bạn sẽ bị chết. Nếu bạn  thấy nước đọng trên phần lá, kẽ giữa lá và thân bạn nên thấm nước này bằng khăn giấy để giảm khả năng cây bị nấm hoặc lá bị thối ở vị trí nước đọng, thối thân cây

  • Tạo sự thông thoáng cho chậu lan, giỏ lan

Để ảm bảo cho mọi sự chăm sóc vun trồng của bạn đạt hiệu quả, hãy giữ chậu lan, giỏ lan được thông thoáng. Đây là một trong những yếu tố rất quan trọng để  phòng ngừa lan khỏi các bệnh gây thối rữa hay các loài vi nấm. Sự thông gió giúp cây mau khô sau khi tưới và nhờ có thế mà cây sẽ ít bệnh. Tuy nhiên, cái gì quá cũng đều không tốt, sự thông gió quá mạnh sẽ dễ làm cho cây lan bị mất nước nhanh. Do đó, bạn hãy chú ý điều chỉnh độ thoáng gió vừa phải, giữ cho lá của cây lan có độ khô ráo là ổn, việc này cũng phụ thuộc cả vào vị trí đặt chậu lan và không gian xung quanh chậu.

lan-ho-diep-co-de-trong-khong-khi-biet-cham-soc

  • Bón phân cho hoa lan hồ điệp

Ngoài việc quan tâm đến ánh sáng, độ ẩm, nhiệt độ, cách tưới nước còn một điều bạn cần biết nữa đó chính là phân bón. Phân bón sẽ bổ sung dinh dưỡng cho cây, giúp cây khỏe mạnh sinh trưởng tốt.

Một điều chú ý nhỏ là nên sử dụng một loại phân bón dành riêng cho hoa lan, liều lượng 1 lần ít nhưng nên dùng nhiều lần nhé. Thay vì sử dụng phân bón liều lượng lớn trong một lần bón hãy chia nhỏ ra thành nhiều lần nhé. Việc bón thường xuyên, với 1 liều lượng ít làm cho rễ cây nhanh chóng hấp thụ được các chất dinh dưỡng có trong phân bón. Việc bón với hàm lượng cao trong 1 lần có thể gây tác dụng ngược so với mong muốn, nó có thể làm cây bị sốc phân bón và chết nếu bị nặng.

Trong giai đoạn sinh trưởng của cây lan, phân bón thực sự sẽ rất cần thiết. Dinh dưỡng từ phân cung cấp cho cây năng lượng để bắt đầu phát triển một thân, chồi và hoa mới. Trong giai đoạn ra hoa, không cần bón phân cho lan. 

Các loại phân bón hòa tan phổ biến là NPK, DAP, vitamin B1, dich trùn quế rong biển … Các loại phân bón hữu cơ phổ biến là: phân trùn quế dạng viên, phân dê, phân dơi,.. hay sử dụng phân tan chậm dành riêng cho lan cũng là một lựa chọn khá phổ biến,… 

Hi vọng với những chia sẻ trên của cây cảnh Anh Thư bạn đã hiểu thêm về cách trồng lan hồ điệpphương pháp chăm sóc lan hồ điệp để cây lan của bạn có thể đơm những bông hoa nức lòng chủ nhân. Lan hồ điệp và cách chăm sóc thực ra không hề khó, chỉ là nó đòi hỏi người trồng 1 chút tỷ mỉ và cẩn thận thôi.

Chúc bạn sẽ có được những chậu lan xinh đẹp từ chính tay mình trồng nhé.

 

Công ty TNHH Cây cảnh Anh Thư

https://caycanhanhthu.vn/

Ngõ 55 phố Thanh Lân, Thanh Trì, Hoàng Mai, tp Hà Nội.

0903.245.820

 



CÔNG TY TNHH CÂY CẢNH ANH THƯ

Bán, cho thuê & dịch vụ cây cảnh

Ngõ 55 phố Thanh Lân, Thanh Trì, Hoàng Mai, Hà Nội

Hotline: 0903.245.820 - Email: lienhe@caycanhanhthu.vn

Chia sẻ với bạn bè!

About Cây cảnh Anh Thư

Cây cảnh Anh Thư là công ty cây xanh với dịch vụ nổi trội bán và Cho thuê cây cảnh, cây cảnh văn phòng, thi công thiết kế tiểu cảnh, cây Hoa, cây để bàn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.