Cây Phúc

Liên hệ

Cây Phúc là loài cây thân gỗ phát triển chậm, tán lá xanh, cùng họ với cây măng cụt, là giống mới có xuất xứ từ Đài Loan, mới nhập vào Việt Nam và được rất nhiều người tìm mua.

Tư vấn miễn phí! Có rất nhiều kích cỡ cây và chậu để bạn lựa chọn.
Chia sẻ với bạn bè!

Mô tả

Giới thiệu về đặc điểm của cây Phúc

Cây phúc hay còn gọi là cây phước, là loài cây phát triển chậm được tìm thấy tại các khu rừng ngập mặn tại Sri Lanka, Indonesia, Philippines và tại một số quần đảo khác. Dần dần, cây được du nhập vào Việt Nam và được các nhà máy, xí nghiệp, văn phòng,… ưa chuộng nhờ những lợi ích mà nó đem lại.

Đặc điểm về hình thái của cây:

  • Thân cây: Thân thẳng , có màu nâu hoặc màu nâu xám. Có thể cao đến 20m khi trưởng thành nhưng đường kính chỉ dưới 8cm. Từ thân phân nhánh thành các cành, từ các cành mọc ra các lá ôm lấy thân cây tạo thành hình kim tự tháp.
  • Lá: Lá có xanh tươi, ngả vàng xanh hoặc xanh sẫm mọc đối xứng nhau và mọc hướng lên trên. Phiến lá khá dày, có đường gân chính rõ nét chạy dọc từ đỉnh lá đến cuống lá. Những gân lá phụ khá mờ ở mặt trước và rõ ràng hơn ở mặt sau.
  • Hoa: Hoa phúc có kích thước tầm 1 – 2cm, mọc ở nách lá thành từng chùm nhỏ. Hoa có 5 cánh, có màu vàng kem hoặc vàng xanh.
  • Quả: Trái cây phúc có hình cầu căng mọng, vỏ nhẵn bóng với đường kính khoảng 3 – 5cm, có màu vàng hoặc vàng cam khi chín. Bên trong quả có 1 – 3 hạt nâu hình cầu, khi bổ hạt ra có thịt màu trắng. Quả cây phúc ăn rất ngon, khi ăn có vị giống như quả đào và thơm mùi xoài lẫn sầu riêng.

Ý nghĩa của cây Phúc

Theo tiếng Nhật Bản, cây phúc có cái tên là cây Fukugi, dịch ra tiếng Việt là “loài cây của hạnh phúc”, đại diện cho niềm hy vọng được hòa hợp với thiên nhiên của con người. Do đó người Nhật hay trồng cây này để cầu được bình yên, được hạnh phúc trong cuộc sống hối hả. Ngoài ra vào đầu mùa xuân, những chiếc lá màu nâu giống như đồng tiền cổ sẽ bắt đầu hình thành. Vì vậy có khá nhiều người trồng cây này để cầu thần tài gõ cửa, may mắn tràn ngập cho gia chủ.

Ứng dụng của cây Phúc trong cuộc sống

Chống lại thiên tai

Từ xa xưa khoảng hơn 300 năm trước, cây phúc đã được trồng bởi những người Okinawa với mục đích bảo vệ họ khỏi thiên tai. Những cây này có bộ rễ cọc và bộ rễ chùm phụ bám chặt vào đất giúp chắn gió, chống xói mòn để chống lại các cơn bão càn quét tại Nhật Bản.

Làm thuốc nhuộm

Từ xa xưa tại quần đảo Ryuku, người dân Nhật Bản đã sử dụng cây để điều chế thuốc nhuộm cho quần áo. Ở quần đảo Ryukyu, sắc tố vàng từ vỏ cây Phúc đã được sử dụng để nhuộm vải truyền thống bao gồm cả vải Okinawa Bingata. Màu vàng này được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống hằng ngày và những ngày lễ, như tại lễ hội Shichi trên đảo Iriomote có vị thần mùa màng Miruku mặc bộ kimono truyền thống có màu vàng này.

Trang trí cảnh quan

Vì có hình dáng độc đáo tựa như kim tự tháp, cây được ứng dụng nhiều để trang trí tại các văn phòng, xí nghiệp, nhà hàng,…. để tạo điểm nhấn thú vị cho không gian. Cây thường được trồng thành hàng hoặc xen kẽ với các cây cảnh khác như cây hạnh phúc, cây phúc lộc thọ, cây phú quý,… để tăng thêm mảng xanh cũng như thêm phần sống động cho không gian. Bên cạnh đó, hình dáng kim tự tháp có quy củ, cùng với những tán lá mang sắc xanh bình dị giúp cây khoác lên vẻ tôn nghiêm, cung kính và tĩnh lặng. Vì vậy cây cũng xuất hiện nhiều tại các chùa, đền, miếu,… để tăng không khí trang nghiêm của nơi này.

Cách trồng và chăm sóc cây Phúc đơn giản tại nhà

Cây Phúc là loài cây dễ sống những bạn cũng cần phải chú ý các yếu tố dưới đây để cây có thể sinh trưởng và phát triển tốt nhất:

Trên đây là những chia sẻ về cây Phúc từ Cây cảnh Anh Thư, hy vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ý nghĩa, công dụng cũng như cách chăm sóc, cách trồng loài cây này. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về các giống cây cảnh đặt sàn khác, hãy theo dõi thêm những bài viết của chúng tôi tại đây nhé.



CÔNG TY TNHH CÂY CẢNH ANH THƯ

Bán, cho thuê & dịch vụ cây cảnh

Ngõ 55 phố Thanh Lân, Thanh Trì, Hoàng Mai, Hà Nội

Hotline: 0903.245.820 - Email: lienhe@caycanhanhthu.vn