15 loại cây hút khí độc trong nhà nên trồng
Gần đây, Cây Cảnh Anh Thư đã nhận được nhiều yêu cầu tư vấn từ khách hàng về việc chọn cây hút khí độc trong nhà. Vì vậy, ngày hôm nay chúng tôi xin giới thiệu cho bạn 15 loại cây cảnh vừa đẹp, vừa có khả năng hút khí độc trong nhà hiệu quả. Cùng theo dõi bài viết này của chúng tôi để lựa chọn được loại cây phù hợp cho ngôi của mình nhé.
Cây Huệ Bình (Lan ý)
Cây Huệ Bình (Lan Ý) là loại cây được xếp hạng đầu trong danh sách các loài cây lọc sạch không khí của cơ quan vũ trụ Mỹ. Loài cây này không chỉ có khả năng hấp thụ formaldehyde, benzen và trichloroethylene, mà còn có hấp thụ cả xylene và toluene – Đây là những hóa chất tìm thấy trong dầu hỏa.
Cây Lan Ý có tác dụng cân bằng không khí bằng cách hấp thu các nguồn năng lượng xung khắc trong nhà. Đó là các trường năng lượng bức xạ nhân tạo được phát ra từ các thiết bị như máy tính, đài, đồng hồ, lò vi sóng, điện thoại và tivi. Do đó, bạn nên đặt cây gần những thiết bị này để làm môi trường sống được trung hòa.
Ngoài ra, cây Huệ bình còn có công dụng mang lại giấc ngủ ngon cho những người mắc các chứng bệnh như mất ngủ, mệt mỏi, các bệnh cấp tính và mãn tính khác.
Cây Trầu Bà
Trầu bà là thuộc loại cây thân thảo leo, thân tròn mập mang nhiều rễ khí sinh, bò dài hoặc buông thõng xuống trên các chậu treo.
Loài cây này được xếp vào danh sách cây hút khí độc trong nhà, bởi cây có khả năng loại bỏ các hóa chất như formaldehyde, carbon monoxide và benzene khỏi không khí trong nhà. Những chất này thường được tìm thấy trong các loại keo, sơn và chất tẩy rửa.
Trầu bà rất dễ sống, vì vậy nếu bạn không khéo léo trong việc trồng cây thì loại cây này sẽ là gợi ý tuyệt vời cho bạn.
Cây Phất Dụ
Cây Phấn Dụ được xếp hạng trong danh sách các loại cây hút khí độc trong nhà bởi loại cây này có khả năng lọc các chất khí như Xylene, formaldehyde và trichloroethylene. Những chất khí này thường được tìm thấy trong các sản phẩm sơn mài, sơn dầu và chất chống thấm.
Loại cây này rất thích hợp trồng trong môi trường văn phòng có trần nhà cao và ánh sáng mặt trời vừa phải.
Cây thường xuân
Thường Xuân thuộc loại cây dây leo, phát triển tốt, sống được cả trong môi trường ánh sáng yếu hay ánh sáng trực tiếp.
Cây Thường Xuân có khả năng lọc tới 90% nấm mốc trong không khí, giúp cải thiện hô hấp cho những người mắc bệnh hen suyễn. Tuy nhiên, Thường Xuân là loại cây có độc, vì vậy khi trồng loại cây này bạn nên treo lên cao để tránh trẻ nhỏ hoặc thú cưng ăn đụng phải.
Cây lưỡi hổ
Lưỡi hổ là cái tên không còn quá xa lạ đối với nhiều người. Loại cây này có tác dụng cải thiện, loại bỏ các độc tố như trichloroethylen, formaldehyd, benzen và xylen ra khỏi không khí trong nhà.
Cây lưỡi hổ rất dễ sống, do vậy rất phù hợp với mọi người đặc biệt là những người bận rộn, ít có thời gian chăm sóc cây. Vì formaldehyde thường bay hơi chủ yếu từ các sản phẩm vệ sinh cá nhân, nên cây lưỡi hổ sẽ có hiệu quả nhất khi đặt trong nhà tắm.
Cây Nha Đam (lô hội)
Nha đam là loại cây thân thảo sống lâu năm, lá có màu xanh lục, không cuống, mọc sít nhau, dày, mẫm, hình 3 cạnh, mép dày, có răng cưa thô. Cây nha đam được biết đến là loại cây có công dụng làm dịu vết bỏng, vết cắt, vết côn trùng đốt và các dạng kích ứng da khác.
Hơn nữa, nha đam còn công dụng khác là làm sạch không khí trong nhà. Nha đam có khả năng hấp thụ các chất khí như benzen, formaldehyde, aldehyde formic, cacbonic và cacbondioxit. Cây này phát triển tốt khi có nắng, vì vậy bạn nên đặt cây gần cửa sổ nơi có nắng chiếu tới.
Cây cọ cảnh
Cây cọ cảnh là cây thân cột, đơn độc với lá to dạng tròn và màu xanh bóng ở mặt trên. Cây có khả năng lọc cả benzen và formaldehyde cũng như trichloroethylene – hóa chất được sử dụng trong quá trình giặt khô.
Do đó, loại cây này rất thích hợp để đặt trong phòng giặt khô hoặc trong phòng ngủ, phòng khách.
Cây xương rồng càng cua
Ở phương Tây, loài cây này được biết đến dưới cái tên “Christmas Cactus” – cây xương rồng cho lễ Giáng sinh. Cây có khả năng loại bỏ chất formaldehyde có thể có trong đồ gỗ hoặc các bàn ghế, tủ trong nhà.
Khác với quy luật của nhiều loài cây khác, loại cây này chỉ thải ra oxy vào ban đêm, vì vậy khi trồng cây xương rồng càng cua trong nhà mọi người nên đặt cây ở trong phòng ngủ hoặc phòng xem TV.
Cây hoa Đỗ Quyên
Hoa đỗ quyên được biết đến là loại cây có hoa màu sắc rực rỡ tuyệt đẹp. Hơn nữa, hoa đỗ quyên còn giúp cải thiện chất lượng không khí trong nhà bằng cách hấp thụ các hóa chất.
Khi trồng cây mọi người lưu ý nên đặt cây tại nơi có ít ánh sáng mặt trời, và phun sương cho cây thường xuyên vì đỗ quyên rất thích hợp với môi trường ẩm ướt.
Cây ráy thơm
Ráy thơm là dòng cây có lá rất đẹp và được xếp hạng đẹp nhất trong vương quốc các cây trồng. Loại cây này được nhiều người biết đến với khả năng lọc các hóa chất độc hại từ không khí như xylene và formaldehyde.
Cây ráy thơm không đòi hỏi quá nhiều về kỹ năng chăm sóc, là loại cây ưa bóng râm, vì vậy bạn chỉ cần trồng cây tại những nơi có ít ánh sáng mặt trời chiếu vào.
Cây hoa đồng tiền
Hoa đồng tiền được xem là một trong những loại cây cảnh tốt nhất trong việc loại bỏ benzen trong không khí và sản xuất oxy vào ban đêm. Theo thông tin được công bố bởi Viện Phổi (Mỹ), loại cây này có thể đem lại lợi ích đáng kể cho những người bị mất ngủ và ngưng thở khi ngủ.
Cây dương xỉ
Cây dương xỉ có khả năng tạo ra độ ẩm tự nhiên, lọc sạch không khí và kháng lại formaldehyde và các chất độc khác.
Đây là một loại cây dễ trồng và ưa bóng, khi trồng cây trong nhà bạn chỉ cần kiểm tra độ ẩm của đất hàng ngày để đảm bảo rằng cây có đủ độ ẩm cần thiết.
Thiết Mộc Lan
Thiết Mộc Lan là loại cây thân bụi phát triển chậm, có lá mọc thành hình nơ (hoa thị), có màu sẫm và bóng. Phiến lá của cây có sọc rộng nhạt và có màu vàng ở phần trung tâm. Cây có khả năng hút khí toluen và khí CO.
Theo kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả từ Đại học Lâm nghiệp, cây Thiết mộc lan có khả năng hấp thụ khí toluen sau 24 giờ tiếp xúc (tính trên một đơn vị diện tích bề mặt lá) là 1,3 µg/cm2, và tăng lên 2,7 µg/cm2 sau 72 giờ tiếp xúc.
Cây Ngũ Gia Bì
Cây Ngũ gia bì còn có tên gọi khác nhà cây xuyên gia bì hoặc thích gia bì. Cây cao từ 2-3m tùy vào môi trường sống, cây có nhiều lá, thân trắng và vỏ dày. Vỏ của cây ngũ gia bì có thể được sử dụng để làm thuốc.
Theo kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả Đại học Lâm nghiệp, khả năng hấp thụ khí toluen sau 24h tiếp xúc của ngũ gia bì là 0,7 µg/cm2 và 1,2 µg/cm2 sau 72 giờ tiếp xúc.
Cây trúc mây
Trúc mây là loại cây dễ trồng, đẹp, cây cao khoảng 1-2m, gốc có nhiều rễ phụ và chồi bên. Thân cây nhẵn mịn, có đốt và cây thường có nhiều bẹ khô do lá rụng để lại.
Ngoài việc được dùng để làm cây cảnh, trúc mây còn có khả năng lọc tốt amoniac, một chất rất độc hại cho hệ hô hấp. Amoniac thường có mặt trong chất tẩy rửa, dệt may và thuốc nhuộm. Bởi vậy, trúc mây cũng là loại cây hút khí độc trong nhà mà bạn nên mua.
Chúng ta vừa đi tìm hiểu 15 loại cây hút khí độc trong nhà, những loại cây này không chỉ đẹp mắt mà còn giúp hút khí độc trong nhà, mang lại không khí trong lành tốt cho sức khỏe con người
Trên đây là danh sách 15 loại cây hút khí độc trong nhà tốt, mà Cây Cảnh Anh Thư chia sẻ đến bạn. Hy vọng với những thông tin chúng tôi chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn lựa chọn được loại cây phù hợp với ngôi nhà của mình. Nếu Quý vị muốn sở hữu một trong những loại cây được nêu ở trên hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0903.245.820 hoặc website https://caycanhanhthu.vn/ để được tư vấn và mua với mức giá ưu đãi nhé.
CÔNG TY TNHH CÂY CẢNH ANH THƯ
Bán, cho thuê & dịch vụ cây cảnh
Ngõ 55 phố Thanh Lân, Thanh Trì, Hoàng Mai, Hà Nội
Hotline: 0903.245.820 - Email: lienhe@caycanhanhthu.vn