Các loại cây cảnh có độc cần cân nhắc trước khi trồng


Cây cảnh rất được ưa chuộng trồng trang trí nội – ngoại thất với công dụng trang trí không gian, giúp thanh lọc không khí. Bên cạnh đó, trồng và chăm sóc cây cảnh còn mang đến phong thủy, tiền tài. Tuy nhiên, ít ai biết rằng một số loại cây cảnh có chứa độc có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Cùng Cây Cảnh Anh Thư tìm hiểu chi tiết về các loại cây cảnh có độc trong bài viết dưới đây nhé!

Trúc Đào

Trúc Đào có đặc tính chịu khô hạn, không yêu cầu chăm sóc cao mà vẫn phát triển tốt. Hoa Trúc Đào có màu sắc rực rỡ nổi bật, tỏa hương thơm nhẹ nên được trồng rộng rãi làm cây cảnh trong vườn, công viên hay dọc đường phố. 

Trúc Đào

Toàn thân Trúc Đào đều có chứa chất độc Oleandrin, Neriin, nhiều nhất là ở nhựa cây. Nếu chẳng may ăn phải sẽ gây ảnh hưởng đến đường ruột và tim mạch. Thậm chí là gây tử vong nếu ăn phải 10 – 20 lá ở người lớn hay chỉ 1 lá ở trẻ em. Các triệu chứng xuất hiện sau khi ăn phải bao gồm: tay chân run rẩy, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, hôn mê,… Nếu không xử lý kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Khi trồng cây Trúc Đào trong vườn nhà hay bất cứ khu vực nào cần tránh trồng ở cạnh nguồn nước (bể nước, giếng ăn) vì lá, hoa Trúc Đào rụng xuống sẽ làm nhiễm độc nguồn nước. 

Cẩm Tú Cầu

Cẩm Tú Cầu có tên khoa học là Hydrangea, xuất xứ từ Nhật Bản, Trung Quốc, Châu Mỹ, Nam Á và Đông Nam Á.

Mỗi cành hoa là sự kết tinh của vô vàn bông hoa nhỏ, mỏng manh như cánh bướm, tạo thành một quả cầu hoa rực rỡ, thu hút mọi ánh nhìn. Cẩm Tú Cầu rất được ưa chuộng trồng trành những bụi lớn hoặc cắm trong bình đặt trang trí nội thất. 

Cẩm Tú Cầu

Chính bởi nó rất quen thuộc nên chắc chắn nhiều người sẽ vô cùng bất ngờ khi Cẩm Tú Cầu có tên trong danh sách các loại cây cảnh có độc. Lá và củ cây có chất Hydragin-cyanogenic glycoside, gây tiêu chảy, ói mửa. Chưa kể, những ai có làn da nhạy cảm tiếp xúc với những hạt phấn nhỏ do hoa cẩm tú cầu phát tán ra có thể dễ bị dị ứng.

Xương rồng cát tiên

Xương rồng cát tiên có tên khoa học là Euphorbia milii splendens. Cây cho hoa nở đẹp, dễ trồng, không yêu cầu nhiều công chăm sóc, có thể sinh trưởng tốt trong điều kiện thiếu sáng. 

Xương rồng cát tiên

Thân cây có nhiều gai nhọn, nếu không để ý dễ bị gai đâm trúng và làm trầy xước da. Nhựa cây màu trắng đục, tiếp xúc với da sẽ gây bỏng rát, bắn vào mắt sẽ làm giảm thị lực. Đặc biệt nếu không may nuốt phải sẽ gây suy giảm hệ thống miễn dịch. 

Chuỗi Ngọc Bi

Chuỗi Ngọc Bi hay sen đá chuỗi ngọc, có tên khoa học là Sedum morganianum, thuộc loài thực vật mọng nước. Cây được ưa chuộng trồng trong chậu treo trang trí cửa sổ hoặc đặt trên bàn làm việc, kệ sách.

Chuỗi Ngọc Bi

Chuỗi Ngọc Bi có khả năng thanh lọc không khí, nhưng trong cây này có chứa gucosides. Đây là chất độc rất có hại cho cơ thể con người, nếu vô tình ăn phải sẽ gây mệt mỏi, tiêu chảy. Nặng hơn có thể ảnh hưởng đến hô hấp, gây khó thở, điều tiết nhịp tim khó khăn.

Hoa Tiên Ông

Hoa Tiên Ông hay còn được gọi là hoa Dạ Lan Hương, có tên khoa học là Hyacinth orientalis. Hoa rất thơm và đẹp, nhiều màu sắc nên rất được ưa chuộng trồng làm cảnh. Tuy nhiên, củ Tiên Ông lại chứa nhiều độc tố Alkaloid, nếu chẳng may nuốt phải chất này sẽ gây về tiêu hóa như: đầy bụng, buồn nôn, tiêu chảy,…

Hoa Tiên Ông

Đỗ Quyên

Dù có khả năng hấp thụ chất độc để làm sạch không khí nhưng bản thân nó lại chứa nhiều độc tố, đặc biệt là đỗ quyên vàng và đỗ quyên trắng. Tất cả các bộ phận của cây Đỗ Quyên đều có chứa chất độc Arbutin glucoside và Andromedotoxin.

Đỗ Quyên

Triệu chứng ngộ độc cây Đỗ Quyên thường gặp đó là: chóng mặt, người uể oải, khó thở, buồn nôn, chảy nước dãi. Chỉ với một lượng 100 – 225gr lá Đỗ Quyên cũng đủ để gây ngộ độc cho trẻ em 25kg. 

Xương rồng 3 cạnh

Toàn thân cây xương rồng 3 cạnh đều có nhựa trắng và trong đó có độc. 

Trong y học cổ truyền, xương rồng 3 cạnh là một vị thuốc có nhiều tác dụng như kháng khuẩn, chống viêm,… nhưng chỉ được dùng ngoài da theo chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, ngay cả khi dùng ngoài da, chất nhựa có trong xương rồng 3 cạnh cũng có thể gây kích ứng, làm tổn hại lớp niêm mạc da và gây rát, phồng rộp, đỏ… Nếu không may để nhựa cây rơi vào mắt có thể gây mù mắt.

Xương rồng 3 cạnh

Cây Thùa

Cây Thùa còn biết đến với tên gọi phổ biến hơn là cây thế kỷ, thuộc nhóm cây bụi mọng nước, sống lâu năm. Cây có nhiều lá nhọn, lá có răng cưa, tán lá màu xanh gần giống hoa huệ. Trong môi trường tự nhiên, cây có thể cao 2 – 4m.

Tuy nhiên, nhựa cây Thùa khá độc, nếu chẳng may ăn phải sẽ gây kích ứng da nghiêm trọng hoặc các vấn đề về tiêu hóa. Kể cả con người và vật nuôi tiếp xúc với nhựa cây Thùa đều có thể bị ngộ độc.

Cây Thùa

Triệu chứng phổ biến khi tiếp xúc với nhựa cây Thùa là nổi phát ban, rát, ngứa da, triệu chứng thường kéo dài 24 – 48 giờ. Các cạnh gai của lá rất sắc, có thể đâm thủng da. Bên cạnh đó, nếu chẳng may ăn phải bộ phận nào đó của cây có thể bị nôn mửa hoặc tiêu chảy. 

Cây Ngô Đồng

Cây Ngô Đồng có tên khoa học là Jatropha podagrica, còn được biết đến với các tên gọi khác đó là: Sen Núi, Vạn Linh, Dầu Lai có củ. Cây có hoa đẹp, rực rỡ, xanh tốt quanh năm nên rất được ưa chuộng trồng làm cảnh. Bên cạnh đó, cây còn có tác dụng thanh lọc không khí, một số bộ phận của cây còn có thể dùng để chữa rụng tóc bệnh ngoài da, lở loét miệng,…

Cây Ngô Đồng

Mặc dù có nhiều công dụng như vậy nhưng trong cây Ngô Đồng có chứa chất Curcin (củ, lá, hạt). Nếu chẳng may nuốt phải có thể gây bỏng rát ở họng, ói, đau bụng, tiêu chảy. Trường hợp bị ngộ độc nặng sẽ làm rối loạn tim mạch, xuất huyết tiêu hóa, ức chế hệ thần kinh trung ương. 

Cây Huỳnh Anh

Cây Huỳnh Anh hay còn gọi là dây công chúa, dây huỳnh, có tên khoa học là Allamanda Cathartica. Hoa Huỳnh Anh có màu vàng, thân leo nên thường dùng trồng thành hàng rào phía trước nhà, trong công viên hay vỉa hè.

Cây Huỳnh Anh

Trong toàn bộ các bộ phận và nhựa mủ của cây Huỳnh Anh đều chứa chất độc. Nếu nuốt phải sẽ làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, gây nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy hoặc các triệu chứng sưng môi, choáng váng.

Cây Vạn Tuế

Cây Vạn Tuế có tên khoa học là Cycas revoluta Thunb, thuộc họ Thiên Tuế Cycadaceae. Cây có hình dáng khá lạ với thân hình trụ tròn, lá thuôn dài hình lông chim công. Cây được ưa chuộng trồng làm cảnh trong vườn, công viên,… 

Cây Vạn Tuế

Một số tài liệu khoa học cho biết hợp chất alkaloids trong thân cây Vạn Tuế có nguy cơ gây ung thư, chất cycasin trong hạt cây cũng khiến trẻ bị ngộ độc. Vì vậy, các gia đình có trẻ nhỏ nên nhắc nhở các bé đừng bẻ cành, lá hoặc nghịch ngợm ăn phải quả cây.

Như vậy, bài viết trên đây của Cây Cảnh Anh Thư đã tổng hợp các loại cây cảnh có độc. Trong quá trình trồng và chăm sóc các loại cây này bạn cần chú ý để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. 



CÔNG TY TNHH CÂY CẢNH ANH THƯ

Bán, cho thuê & dịch vụ cây cảnh

Ngõ 55 phố Thanh Lân, Thanh Trì, Hoàng Mai, Hà Nội

Hotline: 0903.245.820 - Email: lienhe@caycanhanhthu.vn

Chia sẻ với bạn bè!

About Cây cảnh Anh Thư

Cây cảnh Anh Thư là công ty cây xanh với dịch vụ nổi trội bán và Cho thuê cây cảnh, cây cảnh văn phòng, thi công thiết kế tiểu cảnh, cây Hoa, cây để bàn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.