TÌM HIỂU VỀ HOA CẨM TÚ CẦU


 

1. Nguồn gốc của hoa cẩm tú cầu

Hoa cẩm tú cầu hay còn được gọi là hoa Dương tử có nguồn gốc từ Nhật Bản, Hàn Quốc,Trung Quốc,…Hiện nay hoa cẩm tú cầu được trồng ở khắp nơi trên thế giới. Ở Việt Nam, hoa tú cẩm tú cầu được trồng ở một số nơi có khí hậu mát mẻ như Đà Lạt, Bà Nà,…

hoacamtucau

2. Đặc điểm của hoa cẩm tú cầu

2.1. Đặc điểm hình thái

  • Thân: là cây bụi, thân mềm, có màu xanh, phân nhánh nhiều.
  • Lá: Có màu xanh, mọc đối theo từng đốt trên thân, đơn giản, có cuống, mép lá hình răng cưa và đôi khi xẻ thùy
  • Hoa: cụm hoa có hình cầu tròn hoặc cụm hình cái ô mang nhiều hoa, mỗi bông hoa có cánh nhỏ, hoa cẩm tú cầu có nhiều màu sắc khác nhau như màu xanh, hồng, trắng…tùy theo độ PH của đất.
  • Rễ : là loại rễ chùm

2.2. Đặc điểm sinh lý

  • Tốc độ sinh trưởng: khá nhanh chóng.
  • Phù hợp với: môi trường ẩm, khí hậu mát mẻ.

2.3. Đặc điểm sinh trưởng

  • Cẩm tú cầu có tốc độ sinh trưởng khá nhanh và khỏe.
  • Là loài cây ưa ẩm, phù hợp với những nơi có khí hậu mát mẻ, nhiệt độ thấp điển hình như Đà Lạt.
  • Hoa cẩm tú cầu có thể ra hoa quanh năm, nhưng mùa nở rộ nhất thường vào mùa xuân.

camtucau

3. Công dụng của hoa cẩm tú cầu

Gốc, thân, rễ cây cẩm tú cầu chứa nhiều phytochemical có tác dụng kháng viêm, chống oxy hóa, cùng các khoáng chất canxi, selen, kẽm và magie… nên được sử dụng để làm thuốc.Vỏ cây cẩm tú cầu được sử dụng ngoài da nhằm giúp vết thương mau lành, chữa bỏng, đau cơ và bong gân.

3.1. Thuốc lợi tiểu tự nhiên

Do đặc tính lợi tiểu nên rễ cây cẩm tú cầu thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị các bệnh về thận và bàng quang. Tác dụng lợi tiểu giúp loại bỏ các tạp chất khỏi hệ tiết niệu, bao gồm thận, bàng quang, tiền liệt tuyến (ở nam giới) và niệu đạo, giúp làm giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu.

3.2. Tốt cho sức khỏe đường tiết niệu

Loại thảo mộc này thường được dùng kết hợp với cỏ đuôi ngựa duy trì dòng nước tiểu mạnh giúp ngăn ngừa tình trạng nước tiểu đọng lại trong niệu đạo gây nhiễm trùng, giúp giảm viêm bằng cách loại bỏ những tạp chất từ ​​tuyến tiền liệt.

3.3. Chống viêm

Cẩm tú cầu có chứa alkaloid, một chất có tác dụng tương tự như cortisone có tác dụng chống viêm. Cẩm tú cầu có tác dụng trong việc giảm bớt nhiễm trùng, viêm thận và giảm các triệu chứng viêm khớp.

3.4. Chống oxy hóa

​​Rễ cây cẩm tú cầu có khả năng chống oxy hóa trong mô gan. Ngoài ra, cây cẩm tú cầu được sử dụng như một phương pháp điều trị đau ngực mạn tính do viêm phế quản.

3.5. Điều trị các rối loạn liên quan đến tự miễn dịch

Loại thảo dược này còn có công dụng điều trị rối loạn tự miễn dịch như viêm khớp dạng thấp, đa xơ cứng, bệnh viêm ruột, đái tháo đường tuýp 1, bệnh chàm và bệnh vẩy nến.

[wds id="2"]

4. Cách trồng và chăm sóc hoa cẩm tú cầu

4.1. Cách trồng

Hoa cẩm tú cầu thường được trồng bằng cách gieo hạt hoặc giâm cành, nhưng cách trồng phổ biến nhất là giâm cành.

Cắt đoạn nhánh cây dài 30 – 40cm (có 3 đốt lá) có vỏ ngả màu gỗ, có nhiều mầm ở nách lá, cắt bỏ cặp mầm và lá ở phía dưới, ngâm nhiều giờ trong nước, rồi cắm vào đất, buộc cố định để gốc cây không bị lung lay, để chỗ có ánh nắng nhẹ, không quá gắt (không để chỗ thiếu nắng), duy trì độ ẩm cho đất. Sau 1 tháng cành sẽ mọc ra lá mới và phát triển bình thường thành các bụi lớn.

4.2. Cách chăm sóc

  • Tưới nước thường xuyên, thấy cây bị héo lá nên tưới ngay để không làm giảm khả năng ra hoa hoặc không ra hoa.
  • Tỉa cành: Nên tỉa cành hoa cẩm tú cầu vào mùa Đông, muộn nhất vào đầu Xuân (tỉa muộn thì năm đó không có hoa). Để chừa lại những cành mùa trước không có hoa.
  • Bón phân: Mỗi năm bón phân 2 lần cho cây vào cuối mùa Đông và đầu mùa Xuân. Lượng phân bón thay đổi theo kích thước của cây. Vùng có khí hậu ấm bón phân vào tháng 5-6, nơi lạnh thì tháng 6-7. 
  • Cẩm tú cầu có đổi màu được hay không là phụ thuộc vào độ pH của đất. Đất chua, có độ pH thấp hơn 6.0 thì hoa cẩm tú cầu có hoa màu xanh nhạt. Đất phèn, với độ pH trên 7.0, thúc đẩy cây ra màu hồng và màu đỏ. Với độ pH giữa 6 và 7, cây cho ra những bông hoa màu hồng tím.

5. Ý nghĩa của hoa cẩm tú cầu

5.1. Ý nghĩa về màu sắc của hoa

Hầu hết hoa cẩm tú cầu phát triển trong một màu duy nhất cho mỗi cây, nhưng tú cầu lá to thay đổi màu sắc từ màu hồng sang màu xanh phụ thuộc vào độ pH của đất.Mỗi màu của hoa lại gìn giữ và đem theo một ý nghĩa riêng:

Màu hồng: Nói đến với sự lãng mạn, những cảm xúc chân thành dành cho tình yêu, đám cưới và hôn nhân.

Màu xanh: Là sự lạnh nhạt,, từ chối một đề nghị lãng mạn, xin tha thứ, và bày tỏ sự hối tiếc.

Màu trắng: Được biết đến như một biểu tượng của sự tinh khiết, duyên dáng, phong phú, và khoe khoang hay khoác lác.

cam tu cau

Màu tím: Sử dụng để chỉ một mong muốn được tìm hiểu, hiểu biết sâu sắc hơn về người khác hoặc để tượng trưng cho sự phong phú và giàu có.

5.2. Ý nghĩa thực vật

Hoa cẩm tú cầu được trồng làm cảnh và cây trang trí. Tuy nhiên, các cẩm tú cầu serrata được sử dụng để làm một loại trà ngọt ngào mà Phật tử sử dụng như là một nghi lễ rửa sạch cho bức tượng của Đức Phật mỗi năm.

[wds id="2"]


CÔNG TY TNHH CÂY CẢNH ANH THƯ

Bán, cho thuê & dịch vụ cây cảnh

Ngõ 55 phố Thanh Lân, Thanh Trì, Hoàng Mai, Hà Nội

Hotline: 0903.245.820 - Email: lienhe@caycanhanhthu.vn

Chia sẻ với bạn bè!

About Cây cảnh Anh Thư

Cây cảnh Anh Thư là công ty cây xanh với dịch vụ nổi trội bán và Cho thuê cây cảnh, cây cảnh văn phòng, thi công thiết kế tiểu cảnh, cây Hoa, cây để bàn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.