Cây Chanh

Liên hệ

Rất nhiều công dụng bổ ích có được từ quả chanh, vừa phục vụ cho việc ăn uống, vừa làm đẹp mà lại tốt cho sức khỏe. Nếu có một cây chanh trong vườn thì thật tuyệt vời.

Sản phẩm này đã hết hàng hoặc không có sẵn.

Tư vấn miễn phí! Có rất nhiều kích cỡ cây và chậu để bạn lựa chọn.
Mã: N/A Danh mục:
Chia sẻ với bạn bè!

Mô tả

Cây chanh hiện tại không hề xa lạ với người Việt Nam nữa vì chanh chính là loại quả gần như không thể thiếu trong các bữa ăn. Ngoài ra, chanh còn có rất nhiều công dụng khác mà nhiều người có thể chưa hề biết đến. Để biết thêm các ứng dụng của chanh và cách chăm chanh sai quả, hãy cùng Cây cảnh Anh Thư khám phá qua bài viết dưới đây. 

Đặc điểm chung của cây chanh

Cây chanh là một loại cây ăn quả nhỏ có múi, có tên khoa học là Citrus aurantifolia, thuộc họ Cửu lý hương. Cây ban đầu có nguồn gốc từ Đông Nam Á rồi dần dần được nhập vào các nước Trung Đông cho đến vùng biển Caribe. Tại Việt Nam, chanh được trồng khắp cả nước và khá đa dạng giống loài như chanh giấy, chanh không hạt, chanh tứ quý, chanh đào,…

Với chiều cao thường trong khoảng từ 1 – 3 m, cây có tán lá rộng và xòe ra. Thân cây thường có gai, và lá có hình dạng trứng với mép răng cưa. Hoa của cây chanh mọc thành từng chùm, có màu trắng vàng với các gân tím nhạt.

Quả chanh khi chín có thể có màu xanh hoặc vàng, với thịt quả mang vị chua. Quả chanh được sử dụng rộng rãi để làm gia vị nấu ăn trên toàn thế giới, các bộ phận của cây như vỏ quả và nước ép đều có những công dụng khác nhau. Gần như toàn bộ cây chanh, từ thân, lá đến quả, đều có một mùi thơm rất đặc trưng.

Cây chanh

Một số công dụng chính từ cây chanh

Trong ẩm thực

Trong ẩm thực, chanh là thành phần không thể thiếu trong nhiều loại nước sốt như nước sốt salad, nước sốt chanh dây,… Hơn nữa, cho thêm chanh vào thực phẩm sẽ giúp thẩm thấu nước sốt nhanh hơn, làm mềm thực phẩm nhanh hơn. 

Bên cạnh đó, chanh còn được thêm vào cuối quá trình nấu để tạo vị chua thanh, làm nổi bật hương vị của các món ăn. Không chỉ vậy, chanh còn là nguyên liệu không thể thiếu trong các loại đồ uống như nước chanh, soda chanh, cocktail giúp thanh mát cơ thể. 

Ngoài ra, những lát chanh còn được dùng để trang trí thức ăn, mang lại cảm giác tươi mát cho đồ ăn. Vỏ chanh còn có thể làm ra các loại kẹo, mứt và bánh. Chanh còn có thể được sử dụng để giã rượu, giúp các phái mạnh nhanh chóng thoát khỏi cơn say.

Nước chanh

Trong tẩy rửa

Nước cốt chanh có chứa nhiều axit citric nên thường được pha thêm muối hoặc giấm để tẩy rửa những chất bẩn, vết ố. Hỗn hợp nước cốt chanh và muối có tác dụng tẩy sạch vết bẩn, đồng thời khử được mùi hôi, giúp quần áo luôn sạch sẽ và thơm tho.

Không chỉ vậy, nước cốt chanh còn có thể được sử dụng để khử mùi hôi, lau sạch lò vi sóng, khử mùi tủ lạnh. Thêm vào đó, hỗn hợp nước chanh và muối cũng được sử dụng để khử mùi các chai lọ thủy tinh, tẩy rửa bát rất tốt và lại còn thơm.  

Nước rửa bát bằng chanh

Trong y học

Theo lương y Phạm Công Tuấn, y học dân gian sử dụng các bộ phận của cây chanh như lá, rễ và vỏ quả để làm thuốc chữa nhiều bệnh như tức ngực, khó thở, đau hông sườn, ăn kém, nôn, sốt rét, đau mắt, nhức đầu.

Dịch quả chanh có vị chua, tính mát, có tác dụng giải khát, thanh nhiệt, lợi tiểu, giải độc, cầm nôn, tiêu thực và sáng mắt. Vỏ quả chanh phơi khô có thể dùng để xua đuổi côn trùng, sâu bọ, còn lá tươi có chứa tinh dầu kháng khuẩn, chỉ khái và tiêu đờm. Ngoài ra, chanh còn là nguồn cung cấp vitamin C và chất chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe.

Các bài thuốc về chanh

Trong làm đẹp

Ngoài những công dụng vừa kể trên, chanh còn là một nguyên liệu tuyệt vời để chăm sóc da. Rửa mặt bằng nước chanh pha loãng là một cách đơn giản để làm sạch da, se khít lỗ chân lông và làm sáng da. Hỗn hợp chanh và mật ong cũng tạo thành một mặt nạ dưỡng ẩm, đem lại làn da sáng mịn và giảm thâm nám hiệu quả.

Để tẩy tế bào chết, bạn có thể kết hợp sử dụng chanh và đường. Hỗn hợp này giúp loại bỏ tế bào chết, làm mềm mịn da và kích thích tuần hoàn máu giúp da tươi sáng trở lại.

Rửa mặt bằng chanh

Trong kinh tế

Hiện nay, có rất nhiều các hộ dân đổi đời nhờ trồng chanh. Nhờ vào những ứng dụng đa dạng của chanh trong đời sống từ tẩy rửa, khử mùi đến ẩm thực và pha chế đồ uống, nhu cầu sử dụng chanh rất lớn. Điều này khiến chanh trở thành một sản phẩm đắt hàng, từ đó tạo nguồn thu nhập ổn định cho hàng trăm người lao động.

Trong đó, chanh tứ mùa đang là cây giúp người dân làm giàu và thoát nghèo nhanh, bền vững trong những năm gần đây. Trồng chanh không chỉ mang lại nguồn thu nhập ổn định mà còn có thể trồng xen kẽ các loại cây ăn quả không múi khác giúp tăng thêm hiệu quả kinh tế.

Cây chanh trong kinh tế

Cách trồng và chăm sóc cây chanh trong chậu ra quả

Việc trồng chanh trong chậu có thể khó ra quả hơn so với trồng trực tiếp xuống đất, nhưng không phải là không khả thi. Để cây có thể ra quả khi trồng trong chậu, bạn cần ghi nhớ kỹ những yếu tố dưới đây thì cây chanh mới đậu quả được:

  • Thời vụ: Cây có thể trồng quanh năm nhưng để chanh sinh trưởng ổn định nhất thì nên trồng vào mùa xuân (tháng 2 – 3) hoặc mùa thu (tháng 8 – 10). Hai mùa này đều giúp cây dễ thích nghi với môi trường mới và có đủ thời gian nghỉ ngơi để bắt đầu mùa vụ sau.
  • Chậu cây: Chọn chậu cây vừa phải, không to quá không nhỏ quá 25% chùm rễ cây. Chọn những chậu có lỗ thoát nước tốt, có độ xốp thoáng khí như chậu đất nung. Khi thấy cây còi cọc, bạn nên thay chậu khác to hơn cho cây để cây tiếp tục sinh trưởng.
  • Đất trồng: Chanh không kén đất trồng nhưng phát triển tốt nhất trên đất nhiều mùn, tơi xốp, thoát nước tốt và có độ pH khoảng 5.5 – 7.0. Trước khi trồng nên cày xới và phơi ải để khử trùng cho đất, diệt hết sâu bệnh còn lại trong đất.

Cây chanh trồng chậu

  • Ánh sáng: Cây chanh là loài ưa nắng và cần phơi nắng nhẹ ít nhất 6 – 8 giờ. Do đó nên đặt cây tại vị trí nhiều sáng, đặc biệt là trong những tháng mùa đông âm u. Đặc biệt lưu ý không để chanh tại nơi có gió lùa, gió điều hòa vì chanh không chịu được gió.
  • Tưới nước: Vì là cây có quả mọng nước nên đất trồng luôn phải ẩm để trái không bị rụng hoặc làm chết cây. Do đó cần tưới nước ngay khi đất đã khô tầm ⅔ hoặc là khi mặt đất đã hơi khô. Lưu ý không tưới quá nhiều vì cây không chịu được úng, dễ bị thối rễ nếu đất bị sũng nước.
  • Bón phân: Vào đầu tháng 2, lúc này chanh đang vào mùa sinh trưởng, hãy bón phân NPK cân bằng với tỉ lệ 10 – 10 – 10 NPK hoặc 8 – 8 – 8 NPK. Cây không cần bón khi chưa phát triển khoảng 15 – 20cm. Hãy cẩn thận không để phân dính vào gốc hoặc rễ hoặc bón quá nhiều nitơ vào mùa mưa dẫn đến cây dễ bị ngộ độc phân. 
  • Cắt tỉa: Cắt tỉa cây thường xuyên để toàn bộ cây nhận được ánh sáng, không bị che bởi tán lá dày đặc. Chỉ giữ lại những phần khỏe mạnh, có thể ra trái để cây tập trung nuôi những bộ phận này. 

Vậy là chúng ta đã biết những công dụng tuyệt vời của cây chanh và cách trồng cũng như cách chăm sóc chanh trong chậu tại nhà đơn giản. Nếu bạn muốn có chanh sạch, không chứa nhiều chất độc hại thì hãy sở hữu ngay một cây chanh trong nhà của mình.



CÔNG TY TNHH CÂY CẢNH ANH THƯ

Bán, cho thuê & dịch vụ cây cảnh

Ngõ 55 phố Thanh Lân, Thanh Trì, Hoàng Mai, Hà Nội

Hotline: 0903.245.820 - Email: lienhe@caycanhanhthu.vn

Thông tin bổ sung

Kích thước

Lớn