Mô tả
So với các loại chanh khác, chanh đào nổi bật hơn cả với những công dụng thần kỳ đối với sức khỏe. Không phải ngẫu nhiên mà chanh đào lại được coi là “thần dược” trong 20 loại chanh khác nhau ở nước ta nhờ những ứng dụng tuyệt vời trong y học của nó.
Chanh đào nhờ giá trị dinh dưỡng cao nên còn là nguyên liệu không thể thiếu trong nền ẩm thực Việt Nam. Với hương vị đặc trưng, chanh đào đã góp phần tạo nên những món ăn, thức uống bồi bổ sức khỏe hỗ trợ cơ thể khỏe mạnh.
Tổng quan về cây chanh đào
Cây chanh đào là loại cây thân gỗ có nguồn gốc từ miền Bắc Việt Nam, nhờ có khả năng sinh trưởng mạnh mẽ nên dần dần được trồng rộng rãi ở nhiều vùng miền trên cả nước. Cây nổi bật nhất là khả năng sinh trưởng vượt trội và năng suất quả cao.
Quả có vỏ mỏng, rất mọng nước, lá màu xanh sẫm, hình xoan, dài khoảng 5 – 10cm, với gân lá rõ ràng ở giữa. Hoa của cây có màu trắng điểm chút hồng, thường mọc thành chùm nhưng đôi khi cũng mọc đơn lẻ. Thời gian hoa nở kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9. Quả chanh đào có dạng hình cầu, vỏ mỏng màu xanh, và ruột quả màu đỏ, mọng nước.
Ứng dụng của cây chanh đào
Với nguồn vitamin C và axit citric dồi dào, chanh đào giúp tăng cường hệ miễn dịch và chống lại các bệnh cảm cúm, ho. ngoài ra, cam chanh còn chứa các chất chống oxy hóa cao, giúp bảo vệ tế bào và ngăn ngừa lão hóa sớm.
Chất xơ trong chanh đào không chỉ cải thiện hệ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón mà còn tạo cảm giác no lâu, hỗ trợ kiểm soát cân nặng và tiểu đường. Ngoài ra, chanh đào còn tốt cho tim mạch, giúp giảm cholesterol xấu và ngăn ngừa các bệnh liên quan đến tim mạch.
Chanh đào ngâm mật ong từ lâu là món ăn dân gian để chữa các bệnh về hô hấp. Để làm món này, bạn nên chọn chanh tươi, vỏ căng mịn, ruột đỏ hồng, khoảng 20 quả/kg. Đừng chọn quả quá to vì tinh dầu và hạt chanh mới là phần quan trọng.
Lúc mới ngâm hãy thường xuyên kiểm tra tình trạng của chanh đào, nếu có bọt thì hớt bỏ và đảm bảo chanh không nổi lên khỏi vỉ để tránh bị mốc. Chanh ngâm càng lâu càng tốt, ban đầu có thể đắng nhưng sau sẽ ngon như ô mai, tốt cho họng và sức khỏe.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc chanh đào
Kỹ thuật trồng cây chanh đào chuẩn
Để có một vườn chanh đào sai quả chất lượng cao, bạn cần nắm vững các kỹ thuật trồng sau đây:
- Thời vụ: Thời vụ thích hợp nhất để trồng cây là vào mùa mưa, lúc không có nắng nóng hoặc rét đậm. Do đó miền Nam nên trồng vào tháng 4 – 6, còn miền Bắc nên trồng vào tháng 2 – 3 hoặc tháng 9 – 10.
- Chọn giống: Bạn nên mua những cây giống cao từ 50 – 70cm, đường kính bầu tối thiểu 15cm. Những cây giống này nên là những cây giống ghép xanh tươi, không bị sâu bệnh để phát triển nhanh, cho quả sớm và chất lượng quả tốt hơn.
- Chuẩn bị đất: Chanh đào không hề kén đất, chỉ cần đất tơi xốp, thoát nước tốt, đủ dinh dưỡng và không bị nhiễm mặn. Mùa mưa không nên để đất bị ngập úng, nên đào mương liên tiếp và đắp mô nếu đất thấp.
- Hố trồng: Hãy lấy đất từ mặt liếp hoặc đất ở mương đã khô rồi băm nhỏ đất ra. Trộn đất với phân chuồng đã hoai mục, tro trấu, phân lân và một ít thuốc trừ sâu để diệt rệp sáp và tuyến trùng rễ. Sau đó, đắp đất thành mô với kích thước 60 x 60 x 50cm ở đất tốt hoặc 80 x 80 x 60cm ở đất xấu.
- Mật độ trồng: Khoảng cách cây nên từ 3m x 4m (cây cách cây 3m, hàng cách hàng 4m), có thể trồng dày hơn nếu trồng xen kẽ các cây khác. Có thể trồng xen kẽ chuối, so đũa, bình linh để tránh trái không bị nám. Hoặc có thể xen kẽ ổi, táo,.. để hạn chế sâu bọ và tăng thu nhập khi chanh còn nhỏ. Lưu ý không trồng xen kẽ các cây có múi khác vì sẽ gây cạnh tranh dinh dưỡng, dễ lây lan sâu bệnh và bộ rễ dễ bị đan xen vào nhau.
Kỹ thuật chăm sóc cây chanh đào sai quả
Để có cây chanh đào sai quả, bạn cần có quy trình chăm sóc cây phù hợp. Dưới đây là một số kỹ thuật chăm sóc cây chanh đào sai quả mà bạn có thể tham khảo:
- Bón phân: Bón phân NPK theo chỉ dẫn của chuyên gia, theo hướng dẫn trên bao bì sản phẩm. Mỗi giai đoạn sinh trưởng thì có có tỉ lệ NPK khác nhau nên bạn cần thật cẩn thận khi bón phân cho chanh.
- Ánh sáng: Cây chanh đào ưa sáng nhưng chỉ cần ít nắng và thoáng khí. Do đó cần trồng xen kẽ với các cây khác để che gió, che nắng như chuối và đu đủ để giúp cây phát triển tốt nhất
- Nhiệt độ: Cây có thể sống ở khoảng nhiệt độ khá rộng, từ 12 – 32 độ C. Nhiệt độ thích hợp nhất là từ 23 – 32 độ C. Nhiệt độ càng lạnh thì cây càng khó trổ hoa, ra trái và ngược lại.
- Tưới nước: Cây rất cần nhiều nước để ra hoa kết trái nhưng lại không thể chịu được úng. Vì vậy vào mùa khô chỉ nên tưới khi đất đã khô còn vào mùa mưa phải có biện pháp thoát nước nhanh chóng.
- Cắt tỉa: Sau khi thu hoạch cần cắt bỏ hết các cành đã ra quả, bị bệnh, ốm yếu, không có khả năng ra quả để cây tập trung nuôi dưỡng cho vụ sau.
Các biện pháp phòng trừ sâu bệnh trên cây chanh đào
Để cây chanh đào phát triển khỏe mạnh và cho năng suất cao, phòng trừ sâu bệnh là vô cùng cần thiết. Dưới đây là một số loại sâu bệnh hay tấn công cây bạn nên lưu ý:
- Sâu vẽ bùa: Để phòng bệnh này, bạn hãy cắt tỉa vườn thông thoáng rồi phun thuốc trừ sâu 1 – 2 lần, mỗi lần cách nhau 5 ngày khi đọt non vừa nhú.
- Sâu đục thân, đục cành: Tiêu hủy toàn bộ các quả, các cành bị đục, không được bỏ trên mặt liếp. Bắt hết sâu trưởng thành, dùng dây thép nhỏ luồn vào chỗ bị đục để bắt sâu non rồi quét vôi vào gốc cây để diệt hết trứng.
- Nhện đỏ – Nhện trắng: Bạn nên tưới nước đầy đủ vào mùa nóng để cấp ẩm cho cây, tỉa cây thông thoáng và phun thuốc thật kỹ.
- Rầy chổng cánh: Phun thuốc 1 – 2 lần khi cây ra đọt non để hạn chế rầy chổng cánh. Có thể sử dụng thêm bẫy màu vàng hay màu vàng nâu để bắt hết rầy, ngăn chặn lây lan bệnh Greening.
Vậy là trên đây là những ứng dụng của chanh đào và các kỹ thuật trồng và chăm chanh đào, hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm hiểu thêm về cây ăn quả, hãy bấm vào đây để khám phá thêm những giống cây ăn quả chất lượng tại Cây cảnh Anh Thư nhé.
CÔNG TY TNHH CÂY CẢNH ANH THƯ
Bán, cho thuê & dịch vụ cây cảnh
Ngõ 55 phố Thanh Lân, Thanh Trì, Hoàng Mai, Hà Nội
Hotline: 0903.245.820 - Email: lienhe@caycanhanhthu.vn